domain, domain name, premium domain name for sales

Monday, November 2, 2009

Nghị định số 146 - Chương 3 - Điều 42 - 53

Chương III Nghị định số 146/2007/NĐ-CP: Thẩm quỳên, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Chương III

THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Mục 1

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

Điều 42. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Trưởng công an các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định của Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.

2. Lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và trật tự, an toàn giao thông đô thị, đối với người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ được quy định trong Nghị định này.

3. Lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k khoản 3; điểm b, điểm i khoản 4; điểm a, điểm g khoản 5; điểm b, điểm c, điểm đ khoản 6; điểm b khoản 7 Điều 8;

b) Điểm g, điểm h khoản 1; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm b khoản 4; điểm d khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 9;

c) Điểm a, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6 Điều 10;

d) Điểm c, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 11;

đ) Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15;

e) Khoản 2 Điều 17;

g) Điều 18, Điều 21, Điều 23;

h) Điểm a, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5 Điều 27;

i) Điều 30, Điều 33, Điều 36, Điều 38, Điều 39.

4. Lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông, hoạt động vận tải đường bộ tại các điểm giao thông tĩnh và khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ, hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 3; điểm b, điểm i khoản 4; điểm g, điểm k khoản 5; điểm b, điểm d, điểm đ khoản 6 Điều 8;

b) Điểm g, điểm h, điểm i khoản 1; điểm b, điểm e, điểm g khoản 2; điểm d khoản 4; điểm d khoản 5 Điều 9;

c) Điểm c, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm b, điểm d khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 5 Điều 10;

d) Điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 1; điểm a, điểm b, điểm d khoản 2 Điều 11;

đ) Khoản 1; khoản 2; điểm a, điểm b khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4; khoản 5 Điều 14;

e) Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18;

g) Điểm d khoản 4 Điều 19;

h) Điều 22;

i) Khoản 3, khoản 4 Điều 23;

k) Điều 25, Điều 26;

l) Khoản 1; điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o khoản 4; khoản 5; điểm a khoản 6 Điều 27;

m) Điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3 Điều 28;

n) Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; khoản 6 Điều 34; Điều 35; Điều 37; Điều 39.

Điều 43. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 44. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Đội trưởng, Trạm trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định này.

4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

5. Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng đơn vị đặc nhiệm, Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập có thẩm quyền xử phạt như Trưởng Công an cấp huyện quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 4 Điều này.

7. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 45. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông vận tải đường bộ

1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Chánh Thanh tra Sở, Cục có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Chánh Thanh tra Bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 46. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

c) Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

Mục 2

THỦ TỤC XỬ PHẠT VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT

Điều 47. Thu, nộp tiền phạt

1. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về giao thông đường bộ bị phạt tiền thì phải nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật.

2. Việc thu, nộp tiền xử phạt tuân theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính được nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của mình tại ngân hàng.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp, Bộ Công an hướng dẫn việc trừ tiền phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ thông qua tài khoản tại ngân hàng.

Điều 48. Trình tự, thủ tục xử phạt

1. Trình tự, thủ tục xử phạt phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ:

a) Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các điểm, khoản tương ứng của Điều 34 Nghị định này;

b) Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.

Điều 49. Đình chỉ lưu hành phương tiện vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt được phép đình chỉ lưu hành phương tiện cơ giới đường bộ (bằng hình thức tạm giữ phương tiện hoặc tạm giữ đăng ký phương tiện, biển số đăng ký, sổ chứng nhận bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

a) Đình chỉ lưu hành phương tiện 10 (mười) ngày đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm k khoản 5, điểm b, điểm c, điểm d khoản 7, khoản 8, Điều 8; điểm b khoản 5, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 6 Điều 9; khoản 6 Điều 10; điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 19; điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 20; khoản 5 Điều 24; khoản 3 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người, khách quy định được phép chở của phương tiện), khoản 5, khoản 6 Điều 27; khoản 5 Điều 34;

b) Đình chỉ lưu hành phương tiện 30 (ba mươi) ngày đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 8; điểm i khoản 1, điểm h khoản 2, điểm a, điểm c, điểm i khoản 3, điểm d, điểm e khoản 4, điểm a, điểm b, điểm c khoản 7, khoản 8 Điều 9; điểm a, điểm b khoản 4, điểm d khoản 5 Điều 19; điểm a, điểm b khoản 4 Điều 20; khoản 6 Điều 24; khoản 3 (trường hợp vượt trên 100% số người, khách quy định được phép chở của phương tiện) Điều 27; khoản 2, điểm a, điểm b khoản 4, điểm a khoản 6 Điều 34;

c) Đình chỉ lưu hành phương tiện từ 30 (ba mươi) ngày đến 45 (bốn mươi lăm) ngày đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 24; trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì đình chỉ lưu hành phương tiện từ 50 (năm mươi) ngày đến 90 (chín mươi) ngày.

2. Ngoài những trường hợp đình chỉ lưu hành phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 46 và khoản 3 Điều 57 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Khi phương tiện bị đình chỉ lưu hành bằng hình thức tạm giữ phương tiện, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

4. Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các hình thức đình chỉ lưu hành phương tiện vi phạm hành chính.

Điều 50. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Quá thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Điều 51. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

b) Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c) Các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế.

3. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

4. Việc cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải được thông báo bằng văn bản trước khi thi hành cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

5. Các cơ quan chức năng của Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

6. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan khác của Nhà nước khi được các cơ quan đó yêu cầu.

7. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 52. Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xác định hành vi vi phạm

Lực lượng Cảnh sát nhân dân, Thanh tra giao thông được sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, trong hoạt động tuần tra kiểm soát để phát hiện, chụp lại, ghi nhận, đánh dấu tại chỗ đối tượng có hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông và phương tiện, thiết bị sử dụng để vi phạm; hình ảnh, bản ghi, dấu vết ghi thu được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ này được coi là chứng cứ để lập biên bản vi phạm và xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

No comments:

Post a Comment