Đường sắt đô thị |
Nghệ An: 15:41-09/11/2008 |
CHƯƠNG V ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Điều 55. Các loại hình đường sắt đô thị 1. Đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt. 2. Đường sắt đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lý, kinh doanh. Điều 56. Chính sách phát triển đường sắt đô thị 1. Nhà nước huy động các nguồn lực để phát triển đường sắt đô thị thành một trong những loại hình giao thông chủ yếu ở các đô thị lớn. 2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng và khai thác đường sắt đô thị. 3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đường sắt đô thị được hưởng các ưu đãi sau đây: a) Ưu đãi quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này; b) Được Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách trung ương một phần kinh phí trong tổng mức đầu tư dự án đường sắt đô thị được duyệt. 4. Hàng năm, Nhà nước trích một khoản kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho dịch vụ giao thông vận tải công cộng của đô thị, trong đó có giao thông vận tải đường sắt đô thị. Điều 57. Điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị 1. Việc lập dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Đô thị lớn đạt tiêu chuẩn kinh tế - xã hội theo quy định; b) Chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; c) Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; d) Chủ đầu tư phải có đủ nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị và bảo đảm sau khi xây dựng xong phải hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu quả. 2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn đô thị được đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, quy định cụ thể việc thực hiện khoản 3 và khoản 4 Điều 56 của Luật này. Điều 58. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị Khi xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây: 1. Phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị, bảo đảm chất lượng công trình theo cấp kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; 2. Bảo đảm gắn kết với các loại hình giao thông vận tải công cộng khác của đô thị và đường sắt quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách chuyển tiếp giữa các loại hình giao thông; 3. Đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách lâu dài theo định hướng phát triển của đô thị; 4. Bảo vệ môi trường, không phá vỡ cảnh quan đô thị. Điều 59. Cầu, hầm, ga, bến đỗ của đường sắt đô thị 1. Mố, trụ cầu cạnh tuyến giao thông đường bộ hoặc những cột chống tại vị trí nguy hiểm của hầm đường tàu điện ngầm phải bảo đảm vững chắc, chống được sự cố va đập của phương tiện giao thông. 2. Hầm đường sắt đô thị phải bảo đảm có hệ thống phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vững chắc khi có hoả hoạn; bảo đảm khô ráo, chống ngập nước; có hệ thống thông gió, thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn. 3. Nhà ga, bến đỗ của đường sắt đô thị phải có biển báo, chỉ dẫn tuyến đường, ga, bến đỗ trên tuyến; bảo đảm điều kiện để hành khách đi lại thuận tiện, an toàn; có thiết bị cung cấp thông tin, bán vé, giám sát hành khách lên, xuống tàu, ra, vào ga; có hệ thống điện thoại khẩn cấp, phương tiện sơ cứu y tế và phải có hệ thống điện dự phòng cho ga tàu điện ngầm. Điều 60. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị 1. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị phải bảo đảm an toàn cho phương tiện, người tham gia giao thông đường sắt; phù hợp với loại hình phương tiện giao thông đường sắt đô thị và địa hình, cấu trúc của đô thị. 2. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cho từng loại hình giao thông đường sắt đô thị. Điều 61. Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị 1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có trách nhiệm thực hiện việc bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư thông qua đấu thầu hoặc đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. 2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị của tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật. Điều 62. Kinh doanh vận tải đường sắt đô thị 1. Kinh doanh vận tải đường sắt đô thị là kinh doanh có điều kiện. 2. Giá vé vận tải đường sắt đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Việc trợ giá vận tải đường sắt đô thị được thực hiện theo hợp đồng giữa Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị. 3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị phải bảo đảm chạy tàu an toàn, đều đặn, đúng giờ. 4. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. |
Nhập Khẩu Xe Hơi, Bảng giá xe hơi, giá xe con Toyota, giá xe oto bốn bánh, giá xe hơi Toyota nhập khẩu, giá xe oto 4 chỗ, giá xe oto 7 chỗ cập nhật mới nhất.
Tuesday, November 3, 2009
Luật đường sắt - Chương 5 - Đường sắt đô thị
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment