domain, domain name, premium domain name for sales

Tuesday, November 3, 2009

Kết quả trắc nghiệm trên phần mềm Trắc nghiệm G3T Kết quả trắc nghiệm trên phần mềm Trắc nghiệm G3T

Với sự hưởng ứng của đông đảo độc giả trang Web G3T, bộ phần mềm Trắc nghiệm ôn luyện kiến thức lấy bằng lái xe đã có hơn 8000 người đăng ký với hơn 70 000 kết quả trắc nghiệm. Phần mềm cũng đã giúp nhiều thí sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi chính thức. Nhằm cải tiến phần mềm tốt hơn, trong tháng 8 vừa qua chúng tôi đã tiến hành phân tích toàn bộ 66 000 điểm thi, và muốn chia sẻ với quý độc giả một số kết quả thú vị từ những phân tích này.


Hình 1 : Kết quả thống kê từ phần mềm Trắc nghiệm

Biểu đồ phân bố điểm tổng quát cho thấy với 75 câu hỏi lấy bằng xe máy, độ khó các câu hỏi là không cao, phần lớn thí sinh đều đạt thể hiện ở số điểm cao trên 12 là rất lớn. Khả năng phân loại thí sinh theo năng lực cũng chưa cao do số thí sinh đạt điểm cao lớn (biểu đồ nên có cực đại tại ngưỡng điểm đạt của thí sinh – 12 điểm trong khi số liệu thực tế cho thấy lệch về phía 15 là điểm tối đa)


Hình2: Phân bố điểm bài trắc nghiệm thống kê từ 66000 kết quả

Biểu đồ phân bố điểm tổng quát cho thấy với 300 câu hỏi lấy bằng xe ô tô, độ khó các câu hỏi là tốt hơn so với xe máy, tuy nhiên số thí sinh đạt điểm cao vẫn lớn, và việc phân loại thí sinh vẫn chưa tốt (biểu đồ nên có cực đại tại ngưỡng điểm đạt của thí sinh – 26 điểm trong khi kết quả thực tế cho thấy cực đại lệch về phía 28 điểm)


Hình 3: Nguồn tham chiếu từ các site khác

Việc liên kết, quảng bá cho trang web đã đạt kết quả tốt, thể hiện cho thấy một số lớn thí sinh tham gia trắc nghiệm đến từ các website bên ngoài và qua đó được giới thiệu về Website G3T

Đánh giá tính chất câu hỏi và bộ đề :

Độ khó : Số thí sinh trả lời đúng/số thí sinh trả lời. Độ khó cho câu hỏi trắc nghiệm nên 25% < D < 75% . Thống kê độ khó của câu hỏi từ kết quả thi của thí sinh giúp ta đánhgiá lại câu hỏi, qua đó nhận biết những điểm tốt và chưa tốt từ câu hỏi TNKQ


Hình 4: Đánh giá chất lượng 300 câu hỏi từ kết quả thí sinh trực tuyến (độ khó, độ phân biệt)

Với ngân hàng 75 câu hỏi xe máy có thể thấy, hầu như không có câu hỏi nào quá khó (>25%) và số câu hỏi dễ khá nhiều, ngoài ra có 1 số câu hỏi chưa có kết quả thống kê do chưa được đưa vào đề thi

Độ phân biệt: Là hệ số tương quan giữa điểm của thí sinh trên 1 câu hỏi và điểm của thí sinh đó trên cả bài thi. Là một số có giá trị từ -1 : 1; độ phân biệt =0 là không có liên hệ gì giữa điểm của câu hỏi với điểm cả bài thi, độ phân biệt dương là điểm câu hỏi cao thì điểm toàn bài cao, độ phân biệt âm là điểm câu hỏi cao nhưng điểm cả bài lại thấp. Độ phân biệt phù hợp nên >0.2.

Với 75 câu hỏi ôn thi lấy bằng xe máy, có thể thấy ngoài 1 số câu hỏi không có kết quả thống kê do chưa được đưa vào, phần lớn có độ phân biệt tốt >0.2

Với ngân hàng 75 câu hỏi ôn luyện lấy bằng xe máy, số câu trắc nghiệm tốt là 23 (30%), số câu có vấn đề là 50 câu (67%) trong đó có 32 câu quá khó(43%), 18 câu quá dễ (39%), 2 câu phân biệt kém (2.6%), 2 câu chưa được đưa vào làm (2.6%)

Với ngân hàng 300 câu hỏi ôn luyện lấy bằng ô tô, số câu trắc nghiệm tốt là 49 (16%), số câu có vấn đề là 200 câu (67%) trong đó có 30 câu quá khó(10%), 118 câu quá dễ (39%), 155 câu phân biệt kém (52%), 51 câu chưa được đưa vào làm (17%)


Hình 5: Với bộ đề ô tô

Với 300 câu hỏi ôn luyện lấy bằng lái xe ô tô, kết quả thống kê cho thấy số câu hỏi dễ khá cao độ khó >75%, số câu hỏi khó ít, có nhiều câu hỏi chưa làm.

Với 300 câu hỏi ôn luyện lấy bằng lái xe ô tô, kết quả thống kê cho thấy độ phân biệt các câu hỏi chưa tốt, nhiều câu có độ phân biệt <0.2, thậm chí là <0. Những câu hỏi này cần xem xét lại có nhầm lẫn trong tạo câu hỏi, trong phần mềm,…hay bản thân câu hỏi chưa tốt, gây nhầm lẫn cho thí sinh


Hình 6: Thời gian làm bài thống kê với bộ đề ô tô và xe máy

Với 11 đề 75 câu hỏi ôn thi xe máy, có thể thấy càng những đề về sau thời gian làm bài của thí sinh càng giảm, chứng tỏ kiến thức, kỹ năng làm bài thi nâng cao, tính năng xáo trộn đề sẽ giúp phân bố thời gian theo đề cân bằng hơn, giúp thí sinh tránh được các thủ thuật làm bài hay việc nhớ vị trí đáp án. Thời gian làm bài trung bình là nhỏ hơn nhiều so với thời gian qui định, vì vậy việc giảm thời gian làm bài thi xuống sẽ giúp bài thi có tính thách thức hơn với thí sinh, giúp cải thiện kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Thời gian làm bài trung bình chỉ khoảng 3 phút rưỡi so với 10 phút theo quy định (chỉ cần khoảng 33% so với quy định), có thể đây là một nguyên nhân khiến cho kết quả thi thường cao.

Với 11 đề 300 câu hỏi ôn thi xe ô tô, thời gian làm bài phân bố cân bằng hơn, nhìn chung thí sinh chỉ cần khoảng 8 phút rưỡi để hoàn thành bài thi so với 25 phút theo quy định (chỉ cần 33% thời gian quy định) . Các đề thi số 5, số 6 có thời gian làm bài trung bình lâu hơn cần xem lại có thể có nhiều câu hỏi khó hay gây bối rối cho thí sinh.

Với 11 đề 75 câu hỏi ôn thi xe máy, có thể nhận thấy các đề có phân bổ điểm tương đối tốt hơn là các đề số 2,4,5,7 (tốt nhất là đề số 5) có thể phân tích làm mẫu trong việc phân bố câu hỏi cho các đề thì.

Với 11 đề 300 câu hỏi ôn thi ô tô, có thể nhận thấy các đề số 2,4,6, 7,8,9, 11 tốt hơn, đề số 5 có 2 đỉnh cần xem xét lại có thể có các câu hỏi gây nhầm lẫn cho thí sinh.


Hình 7: Thống kê truy cập trung bình và đăng ký trung bình

Với phần mềm trắc nghiệm, giờ vàng là thời gian từ 10-12 giờ, 22-23 giờ, thời gian có nhiều người vào đăng ký nhất là thời gian từ 10-12 giờ, 16-18 giờ, 22-23 giờ.

Những thời điểm này là thời điểm thích hợp để gửi thông điệp tuyên truyền ATGT đến những thí sinh làm trắc nghiệm.


Hình 8: Thống kế đăng ký theo ngày

Từ biểu đồ thống kê đăng ký có thể thấy, lượng đăng ký tăng sau những đợt có giới thiệu trang web trên các phương tiện truyền thông đại chúng. (ví dụ các đợt vài tháng 11, tháng 3,4)
Có sự lệch pha giữa số người đăng ký theo ngày và số lượt trắc nghiệm theo ngày, vì nhiều người tiến hành nhiều lượt trắc nghiệm.

Nhìn chung sau mỗi đợt giới thiệu tuyên truyền trang Web thường có sự tăng đột biến về lượt truy cập, lượt người đăng ký,…do đó cần lập kế hoạch tuyên truyền quảng bá hợp lý để tránh sự quá tải truy cập Web làm giảm chất lượng dịch vụ.


Hình 9: Thống kê đăng ký theo giờ

Nhìn chung với phần mềm trắc nghiệm, ngày đăng ký nhiều nhất thường là vào ngày thứ sáu.

Ngày thứ 6 cũng là ngày có nhiều lượt trắc nghiệm nhất, sau đó giảm dần vào các ngày thứ 7 và chủ nhật.

Theo G3T - giaothongtuoiteen


Lưu ý: Những kết quả trên đây chỉ mang tính chất tham khảohttp://www.giaothongtuoiteen.com/index.php?option=com_content&task=view&id=3961&Itemid=149

No comments:

Post a Comment