XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TÍN HIỆU, QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT |
Nghệ An: 09:09-10/11/2008 |
XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TÍN HIỆU, QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT Điều 23. Vi phạm quy định về phòng ngừa, khắc phục và giải quyết sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi biết tai nạn xảy ra trên đường sắt mà không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho nhà ga, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồngđối với cá nhân có trách nhiệm màkhông phát hiện kịp thời chướng ngại vật trên đường sắt có ảnh hưởng đến an toàn giao thông hoặc đã phát hiện mà không thông báo kịp thời, không phòng vệ hoặc phòng vệ không đúng quy định. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có trách nhiệm có một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đủ các tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn; b) Trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn; c) Khi nhận được tin báo về tai nạn đường sắt không đến ngay hiện trường để giải quyết; d) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình đường sắt bị hư hỏng; đ) Không kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu; e) Gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt sau khi xảy ra tai nạn. 4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn; b) Lợi dụng tai nạn để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn; làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn; c) Gây tai nạn mà cố ý bỏ trốn; d) Trốn tránh, không phối hợp, không chấp hành mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong việc khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông đường sắt. 5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, kinh doanh đường sắt có một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không tổ chức phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt để bảo đảm giao thông đường sắt an toàn, thông suốt; b) Không tuân thủ sự chỉ đạo, điều phối lực lượng của tổ chức phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định; c) Không thông báo kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy tàu và việc tạm đình chỉ chạy tàu cho trực ban chạy tàu ga ở hai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố và nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt; d) Không đình chỉ chạy tàu khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu. Điều 24. Vi phạm quy định về tín hiệu giao thông đường sắt 1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không đặt, đặt không đúng, không duy trì biển báo hiệu theo quy định; b) Không có đủ tín hiệu hoặc tín hiệu không hoạt động theo quy định; c) Không thực hiện, thực hiện không đúng hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc lắp đặt biển báo hiệu đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Bổ sung đủ tín hiệu và bảo đảm tín hiệu hoạt động đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Điều 25. Vi phạm quy định về lập tàu, thử hãm 1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga có một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Lập tàu không đúng quy phạm kỹ thuật khai thác đường sắt; b) Lập tàu có ghép nối toa xe không đủ tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật; c) Lập tàu có ghép nối toa xe vận tải động vật, hàng hóa có mùi hôi thối, chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại và hàng nguy hiểm khác vào tàu khách. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu có một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Cho tàu chạy từ ga lập tàu mà không đủ áp lực hãm theo quy định; b) Cho tàu chạy mà không thử hãm theo quy định. Điều 26. Vi phạm quy định về dồn tàu Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển máy dồn, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe có một trong các hành vi vi phạm sau đây: 1. Cho đầu máy dịch chuyển khi chưa nhận được kế hoạch dồn hoặc tín hiệu của người chỉ huy dồn cho phép. 2. Vượt quá tốc độ dồn cho phép. 3. Dồn phóng, thả trôi từ dốc gù các toa xe có ghi "cấm phóng" và các toa xe khác theo quy định không được dồn phóng hoặc tại các ga có quy định cấm dồn phóng. 4. Dồn phóng vào các đường có toa xe đang tác nghiệp kỹ thuật, đang sửa chữa, đang xếp, dỡ hàng, vào đường nhánh trong khu gian, vào đường chưa được chiếu sáng đầy đủ hoặc khi có sương mù, mưa to, gió lớn. 5. Để toa xe vượt khỏi mốc tránh va chạm sau mỗi cú dồn trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định. 6. Để đầu máy, toa xe đỗ trên đường an toàn, đường lánh nạn khi không có lệnh của người có thẩm quyền. 7. Dồn tàu ra khỏi giới hạn ga khi chưa được phép của nhân viên điều độ chạy tàu. Điều 27. Vi phạm quy định về chạy tàu 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với trực ban chạy tàu, lái tàu có hành vi không ký xác nhận trong tồn căn cảnh báo. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu cho tàu chạy lùi trong các trường hợp sau đây: a) Khi sương mù, mưa to, gió lớn mà không xác nhận được tín hiệu; b) Khi thông tin bị gián đoạn mà phía sau tàu đó có tàu chạy cùng chiều; c) Tàu chạy lùi trong khu gian đóng đường tự động khi chưa có lệnh; d) Tàu đã xin cứu viện; đ) Tàu có đầu máy đẩy vào khu gian rồi trở về. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga, lái tàu, trưởng tàu có hành vi cho tàu chạy vào khu gian mà chưa có chứng vật chạy tàu. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái tàu 180 ngày đối với lái tàu, phụ lái tàu có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. Điều 28. Vi phạm quy định về đón, gửi tàu Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: 1. Tổ chức đón tàu vào đường không thanh thoát mà không áp dụng các biện pháp an toàn theo quy định. 2. Đón, gửi nhầm tàu. 3. Gửi tàu mà không thu chìa khóa ghi hoặc không áp dụng các biện pháp khống chế ghi. Điều 29. Vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt 1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy toa xe có một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Đã xác nhận được các tín hiệu dồn nhưng không kéo còi làm tín hiệu hô đáp; b) Khi dồn tàu không thực hiện đúng các tín hiệu dồn quy định. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu, trưởng tàu khi chưa nhận được tín hiệu an toàn của trực ban chạy tàu ga hoặc người làm tín hiệu truyền mà đã cho tàu chạy. 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với lái tàu có một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển tàu chạy vượt qua tín hiệu vào ga, ra ga đang ở trạng thái đóng khi chưa được phép của người chỉ huy chạy tàu ở ga; b) Không dừng tàu khi tàu đã đè lên pháo phòng vệ và pháo phòng vệ đã nổ bình thường; c) Tiếp tục cho tàu chạy khi nhận được tín hiệu ngừng tàu. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái tàu từ 90 ngày đến 180 ngày đối với lái tàu có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này. Điều 30. Vi phạm quy định về điều độ chạy tàu Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu có một trong các hành vi vi phạm sau đây: 1. Phát mệnh lệnh liên quan đến chạy tàu không đúng thẩm quyền. 2. Không phát lệnh cho trực ban chạy tàu ga cấp cảnh báo kịp thời cho lái tàu. 3. Không phát lệnh phong tỏa khu gian theo quy định để tổ chức thi công, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt, để tổ chức chạy tàu cứu viện, tàu công trình vào khu gian cần phải phong tỏa. 4. Không kịp thời phát các mệnh lệnh thuộc thẩm quyền quy định gây chậm tàu, ách tắc giao thông. Điều 31. Vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm 1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đã đóng; b) Không tuân theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu hoặc chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ làm hỏng cần chắn, giàn chắn; b) Điều khiển xe bánh xích, xe lu bánh sắt, các phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, quá khổ giới hạn đi qua đường ngang mà không thông báo cho đơn vị quản lý đường ngang, không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường ngang. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này gây ra. Điều 32. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt 1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi vi phạm sau đây: a) Đi, đứng, nằm, ngồi trong hầm đường sắt trừ người đang làm nhiệm vụ; b) Vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh; c) Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; d) Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên, xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, công an đang thi hành nhiệm vụ. 2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác; b) Để rơi vãi đất, cát, các loại vật tư, vật liệu khác lên đường sắt. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Neo đậu phương tiện vận tải thủy, bè, mảng trong phạm vi bảo vệ cầu đường sắt; b) Để phương tiện giao thông đường bộ vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt. 4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt; b) Để vật chướng ngại lên đường sắt làm cản trở giao thông đường sắt. 5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm rơi gỗ, đá hoặc các vật phẩm khác gây tai nạn cho tàu hoặc người đi trên tàu. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Người vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều này phải về vị trí quy định theo hướng dẫn của nhân viên đường sắt làm nhiệm vụ trên tàu; b) Buộc đưa phương tiện vận tải thủy, bè, mảng ra khỏi phạm vi bảo vệ cầu đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; c) Buộc đưa phương tiện giao thông đường bộ ra khỏi giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; d) Buộc đưa rơm, rạ, nông sản, các vật phẩm khác ra khỏi đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; đ) Buộc đưa đất, cát, vật chướng ngại, các loại vật tư, vật liệu khác ra khỏi đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này. |
Nhập Khẩu Xe Hơi, Bảng giá xe hơi, giá xe con Toyota, giá xe oto bốn bánh, giá xe hơi Toyota nhập khẩu, giá xe oto 4 chỗ, giá xe oto 7 chỗ cập nhật mới nhất.
Monday, November 2, 2009
Nghị định số 109/2006/NĐ-CP - Luật Đường sắt - XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TÍN HIỆU, QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment