Ngày 31-8-2009, Bộ Giao thông - Vận tải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã phát động Tháng an toàn giao thông năm 2009 với chủ đề “Tháng văn hóa giao thông” nhằm mục đích tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn. Hẳn mọi người đều biết rõ tình trạng tai nạn và ùn tắc giao thông cũng như việc vi phạm pháp luật, an ninh trật tự của người tham gia giao thông ở nước ta, nhất là tại các đô thị, trên quốc lộ... đã và đang diễn ra phổ biến, tác động, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống xã hội và của con người. Một trong những nguyên nhân quan trọng và phổ biến của tình trạng trên là ý thức của người tham gia giao thông còn rất hạn chế. Đó là tình trạng người tham gia giao thông phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, đua xe. Là tình trạng chen lấn, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đi không đúng phần đường, làn đường; sử dụng thiết bị không an toàn, uống rượu bia say, sử dụng chất kích thích khi điều khiển phương tiện, xe chở quá tải trọng, hối lộ hoặc chống lại lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông... Bên cạnh đó là việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh; đào, xẻ đường trái phép hoặc không hoàn lấp theo qui định, đặt chướng ngại vật trên đường; là hành vi bóp còi xe inh ỏi, lắp còi xe vượt quá mức qui định, văng tục, chửi bậy, ăn mặc lố lăng khi tham gia giao thông... Những hành vi trên diễn ra phổ biến đến mức người ta cảm thấy... bình thường. Đất nước ngày càng đổi mới và hội nhập, nhưng người dân khi tham gia giao thông lại mang thói quen tuỳ tiện và bất chấp pháp luật là biểu hiện của sự bất cập về văn hóa. Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọi mặt của đời sống con người nên cũng có nhiều định nghĩa và đánh giá, nhìn nhận khác nhau. Văn hóa khi tham gia giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng; là tập hợp những đặc trưng về cách ứng xử, chấp hành các qui định chung về pháp luật, tuân theo những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ khi tham gia giao thông. Vì vậy, văn hóa khi tham gia giao thông phải thể hiện những đặc điểm cơ bản là: Tính pháp lý, là việc chấp hành các qui định của pháp luật, chống lại và phê phán những hành vi không tuân thủ pháp luật; tính cộng đồng, là thể hiện mối quan hệ giữa người với người khi tham gia giao thông, có cách ứng xử phù hợp với qui định của pháp luật và những qui tắc đạo đức chung trong xã hội; tính thẩm mỹ, là thể hiện cái đẹp khi tham gia giao thông từ lời nói, ăn mặc, sự tự trọng, đạo đức nghề nghiệp, là sự bình tĩnh, nhường nhịn, giúp đỡ người khác... Hiểu đúng và thực hiện tốt “văn hóa giao thông” sẽ mang đến những nét đẹp văn hóa, văn minh trong cuộc sống và những vấn nạn về trật tự, an toàn giao thông hiện nay, nhờ đó, sẽ được từng bước giải quyết. Thái Vũ
Nhập Khẩu Xe Hơi, Bảng giá xe hơi, giá xe con Toyota, giá xe oto bốn bánh, giá xe hơi Toyota nhập khẩu, giá xe oto 4 chỗ, giá xe oto 7 chỗ cập nhật mới nhất.
Friday, November 27, 2009
“Văn hóa giao thông” - cũ và mới
Labels:
binhluan
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment