“Chúng tôi nhìn thấy nhiều tiềm năng phát triển thị trường tín dụng ô tô,” ông Joe Hinrichs, chủ tịch Ford khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trả lời phỏng vấn tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh vừa diễn ra ở Trung Quốc.
Các nhà sản xuất ô tô dự đoán tốc độ tăng trưởng doanh số năm tới của thị trường ô tô Trung Quốc sẽ ở mức khoảng 10%, so với mức 20% dự kiến của năm nay và 46% của năm ngoái. Nếu có thêm nhiều người tiêu dùng Trung Quốc, trong dân số 1,37 tỷ người, vay được tiền mua xe thì sẽ là động lực lớn đối với doanh số - theo ông Xu Changming, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm thông tin quốc gia Trung Quốc.
“Trong 5-10 năm tới, tín dụng ô tô là vấn đề lớn nhất đối với ngành ô tô Trung Quốc, và cũng là động lực tăng trưởng quan trọng nhất,” ông Yale Zhang, giám đốc CSM châu Á, một công ty tư vấn ô tô, nhận định.
Tập quán mới
Ngược lại với Trung Quốc, 85% người mua ô tô ở Mỹ và 65% ở Ấn Độ vay tiền mua xe, theo thống kê của Trung tâm thông tin quốc gia. Ông Xu cho biết có thể trong năm nay chính phủ Trung Quốc sẽ áp dụng một số chính sách khuyến khích hoạt động tín dụng trong kinh doanh xe hơi, trong đó có việc tạo điều kiện cho các công ty tín dụng ô tô huy động vốn bằng cond đường phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Công ty ô tô Quảng Châu (Guangzhou Auto), một đối tác của Honda và Nissan tại Trung Quốc, dự kiến mở bộ phận cung cấp dịch vụ tài chính cho khách mua ô tô trong quý II năm nay.
Chủ tịch Wang Dazong của công ty ô tô Bắc Kinh (Beijing Auto) cho biết họ cũng sẽ triển khai dịch vụ tài chính trong năm nay. “Chúng tôi dựa vào dịch vụ tài chính ô tô như một hướng tăng trưởng mới. Có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ này tại Trung Quốc,” ông nói.
Zhejiang Geely Holding Group cũng dự kiến triển khai dịch vụ tài chính cho khách mua ô tô, theo lời chủ tịch Li Shufu.
Hiện nay, các công ty dịch vụ tài chính cho người mua ô tô tại Trung Quốc chủ yếu cấp tín dụng cho các đại lý, theo số liệu của Hiệp hội đại lý ô tô Trung Quốc.
Các hãng xe nước ngoài nhập cuộc
Chi nhánh tại Trung Quốc của Ford, GM và Toyota cung cấp dịch vụ tín dụng cho cả người tiêu dùng và các đại lý, trong đó có những đối tượng không thể vay tiền trực tiếp từ ngân hàng.
Ông Chen Guangjun, giám đốc đại lý Zhong Ye Toyota ở Bắc Kinh, cho biết khoảng 12% khách hàng của đại lý mua xe bằng tiền vay. Đại lý tiếp nhận đơn rồi chuyển cho bộ phận dịch vụ tài chính của
Honda không có hoạt động tài chính tại Trung Quốc, nên các đại lý như Beijing Fanlv Business & Trading Co. giới thiệu khách hàng tới một ngân hàng nếu họ có nhu cầu vay tiền mua xe.
Ông Xu cho biết, tại Trung Quốc, 80% nguồn tín dụng mua ô tô tới từ các ngân hàng, trong khi ở các nước khác, 80% đến từ các công ty tài chính ô tô.
Số khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính khi mua xe sẽ tăng lên, đặc biệt là những người mua chiếc xe thứ 2 cho gia đình, theo nhận định của ông Tao Ye, chủ tịch công ty sở hữu đại lý Zhong Ye Toyota ở Bắc Kinh.
Thay đổi thói quen
Thuyết phục khách hàng vay tiền mua xe có thể là công việc đầy thách thức vì người Trung Quốc có thói quen tiết kiệm đủ tiền rồi mới mua những món lớn như ô tô.
“Người Trung Quốc tiết kiệm tiền rất giỏi. Để hoạt động tín dụng ô tô trở nên phổ biến sẽ mất nhiều thời gian,” ông Robert Graziano, giám đốc Ford Trung Quốc, nói.
Chi phí cho thủ tục thông qua một khoản tín dụng nhỏ để mua ô tô thường là quá cao để bên cho vay có lãi. Khoảng 69% tiêu thụ ô tô tại Trung Quốc trong năm ngoái là xe có dung tích động cơ không quá 1.6L.
Để khuyến khích hoạt động tín dụng trong lĩnh vực mua bán ô tô, có thể cần phải nới lỏng điều kiện cho vay, để khách hàng dễ dàng tiếp cận khoản vay. Do thiếu thông tin tín dụng đáng tin cậy của khách hàng, nên một số ngân hàng thuê các đầu mối bên ngoài thu thập thông tin về khách hàng - ông Wen ở đại lý Beijing Fanlv cho biết. Đôi khi bên thứ 3 tới nhà của khách hàng đang xin cấp tín dụng mua xe, hoặc nơi làm việc, để thu thập và xác minh thông tin.
Ông Zheng Xinhe, giám đốc đại lý Yinghua Lexus ở Bắc Kinh cho biết, khoảng một nửa đơn xin vay tiền mua xe bị bác, vì nhiều người không cung cấp đủ thông tin. Do đó, với các đơn được chấp thuận, tình huống khách hàng mất khả năng thanh toán rất hãn hữu.
Thực tế khó khăn
Pi, người được nhắc tới ở đầu bài viết, đã phải từ bỏ nỗ lực vay tiền để mua một chiếc Mazda6 giá 249.800 nhân dân tệ (khoảng 36.600 USD). Để được cấp tín dụng, cô phải sở hữu bất động sản ở Bắc Kinh, trong khi cô đang ở nhà thuê.
Nếu Pi, 28 tuổi, muốn dùng tài sản của bố mẹ làm đảm bảo cho khoản vay mua xe, ngân hàng phải tới tận nhà phỏng vấn cả cô và bố mẹ. Pi cho biết cô không thích việc này vì bố mẹ cô chưa quen với khái niệm vay tiền để mua một thứ gì đó.
Pi cũng không muốn nhờ bạn bè dùng tài sản làm bảo đảm tín dụng cho cô, vì khi đó chiếc xe sẽ phải đăng ký theo tên bạn cô. Cô cũng không đủ điều kiện để được cấp thẻ tín dụng như gợi ý của đại lý Mazda.
“Việc xin cấp tín dụng mua ô tô quá phức tạp,” Pi nói. Cuối cùng cô đi đến quyết định dùng số tiền mặt mà cô có để mua một chiếc Kia Sportage giá 203.000 nhân dân tệ (33.700 USD).
Nhật Minh
Theo Bloomberg
Các bài đã đăng
- Limousine 6 bánh Hummer H2 (9/5)
- BMW Z4 phong cách Ý (9/5)
- Tháng “bùng nổ” của dòng xe thương mại (9/5)
- Phục vụ “Người sắt”, hai chiếc Phantom tan tành (8/5)
- Tai nạn PR của Volvo (8/5)
- Lexus GX 460 thoát cảnh báo “Không nên mua” (8/5)
- Hãng xe Trung Quốc đặt trụ sở tại Mỹ (8/5)
- Honda Lead thêm màu mới, tăng giá (8/5)
- Xe rẻ nhất thế giới sắp có đối thủ (7/5)
- Mô hình xe BMW nằm trên mộ phần (7/5)
Tiêu điểm
| | ||
| | ||
| | ||
| | ||
| |
No comments:
Post a Comment