domain, domain name, premium domain name for sales

Tuesday, March 9, 2010

Về kỹ năng lái xe nhường đường an toàn của người điều khiển ôtô

Ngoài các trường hợp “phải nhường đường” được qui định cụ thể tại Luật Giao thông đường bộ - 2008, các bạn lái xe ôtô còn cần biết về kỹ năng nhường đường để tránh nguy hiểm, bảo đảm an toàn cho xe của bạn và xe sau xin vượt. Chuyên gia ATGT xin cung cấp thông tin về vấn đề này để các bạn quan tâm tham khảo:

1. Trước tiên, khi gặp xe sau xin vượt lên, bạn cần chọn thời điểm thích hợp để chủ động nhường đường cho xe sau vượt lên an toàn thuận tiện; nếu nhường đường không “đúng cách” dễ xảy ra nguy hiểm. Thời cơ nhường đường tốt, an toàn là chọn đoạn đường tương đối rộng hơn, có tầm nhìn tốt và phía trước không gặp trở ngại, có cự ly an toàn để xe vượt đi qua.

2. Về kỹ năng nhường đường cần lưu ý:

- Trong quá trình nhường đường, bạn phải ổn định tay lái, chuẩn bị dừng xe kịp thời lúc cần thiết. Và điều quan trọng, khi nhường đường xe của bạn phải nhường tốc độ (giảm tốc), nhường mặt đường cho xe xin vượt (bất kể đường bằng hay đường dốc). Trường hợp nhường đường mà không nhường tốc độ và ngược lại đều là sai lầm. Đặc biệt nghiêm cấm hành vi cố ý tăng tốc, không nhường đường (không cho vượt) - đây còn thuộc về phẩm chất, đạo đức của người lái xe và ý thức chấp hành Luật Giao thông.

- Sau khi nhường đường, bạn chú ý quan sát gương chiếu hậu và khi thấy không có xe khác bám đuôi liên tục vượt lên mới cho xe mình về trạng thái bình thường ban đầu. Nếu bạn phát hiện có xe bám đuôi muốn vượt lên thì phải khống chế tốc độ và nhã nhặn (vui vẻ) nhường đường cho vượt tiếp.

- Gặp trường hợp khi phía đối diện có xe ngược chiều đang vượt ảnh hưởng đến xe mình thì bạn nên giảm tốc độ và nhường đường để tránh nguy hiểm.

3. Cần lưu ý khi nhường đường:

- Khi xe sau phát tín hiệu xin vượt, bạn cần quan sát tình huống bên phải đường, nếu thấy đảm bảo an toàn cho xe mình thì mới có thể nhường đường cho vượt.

- Khi chưa đủ điều kiện cho vượt mà xe sau cố vượt (vượt ẩu) thì bạn “chịu nhún” nên phanh, giảm tốc độ và trong trường hợp cần thiết bạn dừng xe để bảo đảm an toàn cho mình.

A.T.G.T-giaothongvantai

No comments:

Post a Comment