Mỗi người sử dụng một dòng xe, môi trường và thói quen chạy khác nhau nên không có câu trả lời chắc chắn đúng cho tất cả các trường hợp.
Dầu động cơ cần phải thay đúng lúc bởi bản thân dầu nhớt ít bị tiêu hao nhưng trong dầu có nhiều loại phụ gia thực hiện các chức năng khác nhau như làm sạch, chống mài mòn, chống rỉ, chống ô-xy hóa và chống tạo bọt và khi thực hiện các chức năng này, các phụ gia này bị tiêu hao dần làm cho dầu bị xuống cấp và cần được thay mới.
Do quá trình cháy nhiên liệu phát sinh nhiều muội và cặn bẩn nên việc giữ cho các bộ phận bên trong động cơ không bị cặn bám là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà dầu động cơ khác với phần lớn các loại dầu nhớt khác là có thêm các phụ gia tẩy rửa để làm sạch bề mặt các bộ phận động cơ và phụ phân tán để phân tán cặn thành những phần tử nhỏ và lưu giữ chúng trong dầu.
Do quá trình cháy nhiên liệu phát sinh nhiều muội và cặn bẩn nên việc giữ cho các bộ phận bên trong động cơ không bị cặn bám là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà dầu động cơ khác với phần lớn các loại dầu nhớt khác là có thêm các phụ gia tẩy rửa để làm sạch bề mặt các bộ phận động cơ và phụ phân tán để phân tán cặn thành những phần tử nhỏ và lưu giữ chúng trong dầu.
Đó là nguyên nhân vì sao dầu động cơ nhanh chóng có màu đen khi sử dụng và điều đó chứng tỏ dầu đã làm việc tốt. Tuy nhiên mỗi loại dầu chỉ có thể lưu giữ được một lượng cặn bẩn nhất định. Quá mức đó thì cặn sẽ lắng đọng và bám trở lại vào bề mặt động cơ. Đó là một lý do nữa cho việc cần phải thay dầu đúng kỳ hạn.
Có người cho rằng cần phải thay dầu sau khoảng 3.000 km, số khác là 5.000 km hoặc 10.000 km. Tất cả đều có thể đúng, nếu xét ở một mặt nào đó. Định kỳ thay dầu thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đời và tuổi của xe, điều kiện đường xá và khí hậu, thói quen vận hành của lái xe.
Với xe cũ hoặc vận hành trong điều kiện đường xấu, nhiều dốc, ẩm ướt hoặc bụi bặm thì cần cần thay dầu sớm hơn. Xe chạy trong thành phố với chế độ chạy/dừng liên tục cũng cần thay dầu thường xuyên hơn so với xe chạy đường trường với tốc độ ổn định. Đặc biệt là thói quen lái xe nhẹ nhàng tức là tăng tốc từ từ và không phanh gấp có thể góp phần kéo dài thời gian sử dụng dầu.
Thông tin về định kỳ thay dầu có thể tìm thấy trong sách Hướng dẫn sử dụng xe. Trong đó nhà chế tạo khuyến nghị định kỳ chuẩn cho điều kiện vận hành bình thường và có chú thích định kỳ rút ngắn cho các điều kiện bất lợi như được đề cập ở trên. Có thể bạn sẽ hỏi là có cần phải thay dầu sớm hơn số km quy định khi xe của bạn rất ít chạy, phải mất thời gian rất dài mới đạt số km quy định đó.
Có một lưu ý là thời điểm thay dầu phụ thuộc vào cả hai yếu tố. Thời gian và quãng đường đi được. Nếu bạn đổ loại dầu được khuyến nghị thay sau 10.000 km. Nhưng vì lý do nào đó phải mất 1 năm bạn mới đi đủ quãng đường đó. Câu hỏi đặt ra là có nên thay khi chưa đến 10.000 km?
Anh Lê Văn Đạo, Giám đốc kỹ thuật của Chevron Lubricants Việt Nam cho rằng dầu cần được thay sớm hơn mà không đợi đến khi đủ km quy định vì mặc dù xe chạy ít, nhưng dầu lưu giữ trong động cơ lâu ngày cũng bị xuống cấp theo thời gian. Do đó bên cạnh số km, nhà chế tạo xe cũng quy định cả thời gian sử dụng dầu thường là 1 năm. Nên nếu sau 1 năm mà xe chưa đạt số km quy định thì vẫn cần phải thay dầu động cơ.
Để đạt định kỳ thay dầu đúng với quy định, trong sách Hướng dẫn sử dụng xe cũng khuyến nghị cả loại dầu nhớt phù hợp mà bạn cần dùng dựa theo 2 thông số là cấp chất lượng API và cấp độ nhớt SAE của dầu. Cho động cơ xăng, các cấp chất lượng hay được khuyến nghị là API SG ; SJ ; SL và SM. Trong đó chữ S là ký hiệu loại dầu dành cho động cơ xăng, chữ cái sau đó biểu thị cấp chất lượng và được xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái.
Chữ cái này càng đứng sau thì chất lượng càng cao, ví dụ dầu đạt cấp API SM thì có chất lượng cao hơn dầu đạt API SL. Cấp chất lượng dầu động xăng cao nhất hiện nay trên thế giới là API SN và trên thị trường Việt Nam có loại này như Havoline Formula.
Với động cơ diesel thì các cấp hiệu năng cao thường được khuyến nghị là API CG-4 ; CH-4 và CI-4. Chữ cái C là ký hiệu loại dầu phù hợp cho động cơ diesel, chữ cái thứ 2 biểu thị cấp chất lượng và cũng theo thứ tự ABC, số 4 có nghĩa là đầu cho động cơ 4 thì.
Như vậy nếu bạn dùng loại dầu đúng chất lượng API như nhà chế tạo khuyến cáo thì mới áp dụng định kỳ thay dầu như quy định. Còn nếu dùng các loại nhớt có phẩm cấp thấp hơn như API SE ; SF hoặc CD ; CF thì cần rút ngắn định kỳ này.
Thông số thứ 2 mà bạn cần quan tâm khi chọn dầu là cấp độ nhớt SAE. Các cấp hay được khuyến nghị nhất là SAE 40 ; 50 đối với dầu đơn cấp và SAE 15W-40 và 20W-50 đối với dầu đa cấp. Dầu đơn cấp chỉ bảo đảm độ nhớt ở nhiệt độ cao đủ để bôi trơn động cơ còn nhớt đa cấp thì vừa bảo đảm độ nhớt bôi trơn ở nhiệt độ cao vừa giúp xe khởi động dễ dàng ở nhiệt độ thấp do không quá đặc.
Hiện nay các nhà chế tạo xe có xu hướng là chuyển sang nhớt đa cấp và có độ nhớt thấp như SAE 15W-40 hoặc thậm chí là 10W-30. Những cấp dầu này không những chỉ bảo vệ tốt động cơ mà còn có nhiều ưu điểm khác như giúp tiết kiệm nhiên liệu, giúp xe khởi động và vận hành nhẹ nhàng.
Tất cả các thông tin về lựa chọn dầu nhớt cũng như định kỳ sử dụng đều được chỉ dẫn cụ thể trong sách Hướng dẫn sử dụng xe. Chỉ cần bạn dành chút ít thời gian đọc kỹ là có đủ kiến thức và sự tự tin để dùng dầu động cơ đúng cách giúp bảo vệ lâu bền chiếc xe quý giá của bạn.
No comments:
Post a Comment