Chủ tịch VAMA Laurent Charpentier cho biết, do tất cả các liên doanh đều phải lên kế hoạch nhập linh kiện về lắp ráp từ trước 3 đến 6 tháng nên khi thị trường sụt giảm quá mạnh, các nhà sản xuất xe đều trở tay không kịp. Tồn kho của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô và của các đại lý đang ở mức rất cao làm cho các nhà sản xuất, lắp ráp đang thực hiện các biện pháp nhằm cắt giảm sản xuất.
Tuy nhiên, khi báo chí hỏi cụ thể lượng tồn kho của VAMA cũng như của từng thành viên VAMA là bao nhiêu thì ông Charpentier lại tuyên bố: “Không được phép trả lời và VAMA cũng không yêu cầu các thành viên của mình công bố các con số này”. Ông chỉ cho biết con số ô tô tồn kho “cao 2-3 lần so với các thời điểm bình thường”.
Đại diện của VAMA cho rằng, ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong thời gian qua đã có những đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước. Như vậy, với số lượng xe bán ra trên thị trường giảm 21.331 xe trong 4 tháng đầu năm 2012, so với cùng kỳ 2011 thì dự báo nguồn thu từ thuế của nhà nước sẽ bị thiệt hại khoảng 6.000 tỉ đồng chỉ trong 4 tháng đầu năm 2012. “Làm ước tính dài hơi hơn cho thấy, con số thiệt hại này trong vòng 6-7 năm tới sẽ lên tới cỡ 12 tỉ USD”, ông Gaurav Gupta, Phó chủ tịch VAMA phân tích. Theo ông Gupta, con số thiệt lại này đến từ các loại thuế mà Nhà nước có thể thu được từ các hoạt động lắp ráp, sản xuất và nhập khẩu ô tô như thuế nhập khẩu, thuế trước bạ, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp...
Chính sách thay đổi liên tục
Đánh giá về chính sách thuế phí tại Việt Nam, ông Gaurav Gupta nhận xét ông có cảm giác như “cứ hai tuần lại có chính sách mới liên quan đến lĩnh vực ô tô” , bởi từ đầu năm tới nay liên tục có những thay đổi về chính sách thuế, phí như: tăng phí trước bạ, Hà Nội cấm đỗ ô tô ở hàng trăm tuyến phố, rồi các biện pháp hạn chế ô tô tại Hà Nội và TP. HCM... “Chúng tôi đại diện cho các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam mong muốn có một môi trường chính sách ổn định, rõ ràng. Nếu chính sách liên quan tới ngành công nghiệp ô tô cứ thay đổi liên tục thì sẽ rất khó cho ngành sản xuất của chúng tôi”, ông Gupta nhấn mạnh.
Để “cứu” thị trường xe ô tô đang lao dốc, VAMA đã đề xuất Chính phủ hủy các loại phí đang đề xuất, xem xét giảm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp. Liên quan tới lệ phí trước bạ, VAMA kiến nghị giảm xuống mức 5% và áp dụng đồng đều trên toàn quốc. Chủ tịch VAMA cho rằng: “Nếu Nhà nước đồng ý với các đề xuất trên thì dự báo sản lượng bán hàng sẽ khôi phục rất nhanh. Mà như vậy, Nhà nước lại thu được nhiều tiền thuế hơn để có tiền đầu tư trở lại cho giao thông”.
Khi được báo giới đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu những đề xuất trên không được đáp ứng, đại diện VAMA cho rằng với bối cảnh hiện nay việc sản xuất và kinh doanh của các liên doanh ô tô sẽ ảnh hưởng nặng nề. Các liên doanh sẽ khó duy trì sản xuất và trong tương lai sẽ khó có sự lựa chọn nào khác là chuyển hẳn sang nhập khẩu xe nguyên chiếc bởi đến năm 2018, theo cam kết của AFTA, thuế nhập xe sẽ bằng 0%.
VAMA đã đề xuất giảm và hủy bỏ một số loại thuế và phí liên quan đến ô tô.
Đại diện của VAMA cho rằng, ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong thời gian qua đã có những đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước. Như vậy, với số lượng xe bán ra trên thị trường giảm 21.331 xe trong 4 tháng đầu năm 2012, so với cùng kỳ 2011 thì dự báo nguồn thu từ thuế của nhà nước sẽ bị thiệt hại khoảng 6.000 tỉ đồng chỉ trong 4 tháng đầu năm 2012. “Làm ước tính dài hơi hơn cho thấy, con số thiệt hại này trong vòng 6-7 năm tới sẽ lên tới cỡ 12 tỉ USD”, ông Gaurav Gupta, Phó chủ tịch VAMA phân tích. Theo ông Gupta, con số thiệt lại này đến từ các loại thuế mà Nhà nước có thể thu được từ các hoạt động lắp ráp, sản xuất và nhập khẩu ô tô như thuế nhập khẩu, thuế trước bạ, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp...
Chính sách thay đổi liên tục
Đánh giá về chính sách thuế phí tại Việt Nam, ông Gaurav Gupta nhận xét ông có cảm giác như “cứ hai tuần lại có chính sách mới liên quan đến lĩnh vực ô tô” , bởi từ đầu năm tới nay liên tục có những thay đổi về chính sách thuế, phí như: tăng phí trước bạ, Hà Nội cấm đỗ ô tô ở hàng trăm tuyến phố, rồi các biện pháp hạn chế ô tô tại Hà Nội và TP. HCM... “Chúng tôi đại diện cho các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam mong muốn có một môi trường chính sách ổn định, rõ ràng. Nếu chính sách liên quan tới ngành công nghiệp ô tô cứ thay đổi liên tục thì sẽ rất khó cho ngành sản xuất của chúng tôi”, ông Gupta nhấn mạnh.
Để “cứu” thị trường xe ô tô đang lao dốc, VAMA đã đề xuất Chính phủ hủy các loại phí đang đề xuất, xem xét giảm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp. Liên quan tới lệ phí trước bạ, VAMA kiến nghị giảm xuống mức 5% và áp dụng đồng đều trên toàn quốc. Chủ tịch VAMA cho rằng: “Nếu Nhà nước đồng ý với các đề xuất trên thì dự báo sản lượng bán hàng sẽ khôi phục rất nhanh. Mà như vậy, Nhà nước lại thu được nhiều tiền thuế hơn để có tiền đầu tư trở lại cho giao thông”.
Khi được báo giới đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu những đề xuất trên không được đáp ứng, đại diện VAMA cho rằng với bối cảnh hiện nay việc sản xuất và kinh doanh của các liên doanh ô tô sẽ ảnh hưởng nặng nề. Các liên doanh sẽ khó duy trì sản xuất và trong tương lai sẽ khó có sự lựa chọn nào khác là chuyển hẳn sang nhập khẩu xe nguyên chiếc bởi đến năm 2018, theo cam kết của AFTA, thuế nhập xe sẽ bằng 0%.
Nguồn : 24h.com.vn
No comments:
Post a Comment