domain, domain name, premium domain name for sales

Tuesday, January 22, 2013

Cận cảnh xe tăng 5 tháp pháo của Liên Xô | Báo điện tử Kiến thức


Tuy T-35 chưa được Quân đội Liên Xô chính thức sử dụng trong chiến đấu (trước năm 1941) nhưng nó đã đem ra giới thiệu trong các cuộc duyệt binh và trở thành biểu tượng của sức mạnh của quân đội Liên Xô. Liên Xô đã sản xuất 61 chiếc xe tăng T-35 trong giai đoạn từ năm 1933-1939. 


T-35 từng được xem là biểu tượng sức mạnh tăng - thiết giáp của Hồng quân Liên Xô trước thời điểm năm 1941 (quân Đức chính thức phát động chiến dịch xâm lược Liên Xô).


Đáng ngạc nhiên là, biểu tượng sức mạnh Liên Xô được thiết kế và chế tạo với sự giúp đỡ của người Đức.


Mẫu thử T-35-1 đầu tiên của Liên Xô “chào đời” vào tháng 8/1932, với trọng lượng 42 tấn và lớp vỏ giáp dày 40mm.


T-35 được trang bị 5 tháp pháo gồm: tháp pháo lớn nhất lắp pháo cỡ 76mm, và các tháp pháo con lắp pháo 37mm, súng máy 7,62mm.


Mỗi chiếc xe tăng trên được điều khiển bởi 10-11 người và di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 28km/h.


Những kết quả thử nghiệm ban đầu của T-35 vào năm 1932 cho ra kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, nó vẫn còn một số “trục trặc” trong hệ thống điện.


Bên cạnh đó, T-35 có thiết kế phức tạp về hệ thống lái cũng như truyền động khiến khó có thể sản xuất hàng loạt.


Biến thể T-35-2 được Liên Xô hoàn thiện vào tháng 4/1933 và tham gia vào cuộc diễu binh ở Leningrad vào cuối năm đó.


Biến thể cuối cùng của T-35 được thiết kế tháp pháo hình nón.


Kể từ đó, những biến thể sau gần như khác hoàn toàn so với mẫu T-35 đầu tiên, từ hệ thống giáp, động cơ, tháp pháo và kích thước.


Những thay đổi trên được tiến hành song song với quá trình sản xuất nhằm tạo ra một cỗ xe tăng hoàn thiện nhất cho Hồng quân Liên Xô.


Độ dày vỏ giáp, động cơ, trọng lượng và cả số lượng thành viên tổ lái cũng được cải tiển theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn và phù hợp với điều kiện thực tế. 


90% xe tăng T-35 của Nga đã bị hư hại trong chiến dịch Barbarossa năm 1941, không phải do hỏa lực đối phương mà do trục trặc cơ khí.


“Trục trặc” chủ yếu của những chiếc T-35 liên quan đến các hệ thống truyền tải. Do đó, trong chiến đấu nếu bị đánh hỏng không thể di chuyển trở về, thành viên tổ lái phải phá hủy chiếc xe của mình, tránh rơi vào tay kẻ thù vì sợ để lộ "yếu điểm" của xe tăng.

Xem bài viết đầy đủ

No comments:

Post a Comment