Tầm nhìn xa cho sự nghiệp của hầu hết các bậc cha mẹ cho con chính là đi du học. Hành trang du học cho con trong tương lai chính là sự chuẩn bị của cha mẹ từ lúc con còn nhỏ. Đặc biệt với các quốc gia có nền giáo dục như Việt Nam chúng ta. Thành công không có nghĩa đi ra từ cánh cửa đại học, nhưng đại học là lối đi tuyệt vời để hướng đến thành công.
Theo điều tra của Tổ chức MasterCard, 2/3 gia đình tại châu Á - Thái Bình Dương đều đặn tiết kiệm để dành tiền cho sự học của con cái học hành.
Một cuộc thăm dò 7.678 người tiêu dùng tại 16 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á của MasterCard cho thấy, tỷ lệ các hộ gia đình để dành cho giáo dục có chiều hướng tương xứng với tình trạng phát triển của một quốc gia.
Tại nước ta, đời sống người dân ngày một khá lên, nhiều cha mẹ khá giả muốn con mình được đón nhận một nền giáo dục tiên tiến nên sẵn sàng chấp nhận đầu tư cho con đi học.
Theo Cục Đào tạo với nước ngoài (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo), số sinh viên Việt Nam đang lưu học tại nước ngoài là 100.000 người.
Trong giai đoạn 2010-2020, Việt Nam sẽ đưa 23.000 người đi đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài. Còn theo Open Doors 2011 do Viện Giáo dục Quốc tế Mỹ xuất bản, với hơn 15.000 sinh viên theo học tại Mỹ trong năm học 2011-2012, Việt Nam duy trì vị trí thứ 8 trong số các nước nhiều du học sinh nhất tại đây.
Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, mỗi năm người dân Việt Nam chuyển hàng tỷ USD ra nước ngoài cho con em học tập. Cụ thể, mỗi suất học tập ở nước ngoài phải chi phí tối thiểu 10.000 - 15.000 USD/năm.
Tính ra, người Việt phải chuyển ra ngoại quốc ít nhất 1 - 1,5 tỷ USD. Chưa có thống kê chính thức về "gánh nặng" học phí mà các bậc phụ huynh Việt Nam phải chi trả cho tương lai du học của con em mình.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều cha mẹ thậm chí phải vay tiền để cho con du học. Nhiều gia đình còn cho con đi học nước ngoài từ bậc phổ thông với hy vọng con mình sớm hòa nhập, học tiếng Anh tốt và giành được học bổng ở những bậc học tiếp theo và có tương lai sáng lạng hơn.
Trong tháng 7 và tháng 8 năm ngoái, HSBC đã phỏng vấn hơn 1.000 người đang làm việc và đã về hưu ở Hồng Kông: 24% trong số đó đã trả lời rằng họ đang phải chi trả rất nhiều cho học phí của con họ và điều đó ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề tiết kiệm cho hưu trí.
Chi tiêu giáo dục chuyên nghiệp rất cần thiết và ngày một tăng cao. Những chi phí này có sự ảnh hưởng tài chính đáng kể đối với toàn bộ kế hoạch tài chính.
Chính vì vậy, ông Vineet Vohra - Giám đốc vùng Khối Phát triển Tài sản của HSBC tại châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "Những ai mong muốn cho con cái du học nước ngoài cần phải cân nhắc nhiều yếu tố hơn là chỉ vấn đề học phí, ví dụ như chi phí sinh hoạt, tỷ giá hối đoái và lạm phát trong tính toán dự trù tổng chi phí”.
Theo các nhà nghiên cứu, kế hoạch tiết kiệm cho việc giáo dục của con cái nên cân nhắc những điểm sau:
- Ngân sách: Nếu có kế hoạch cho con đi du học nước ngoài từ bậc trung hoặc đại học, bên cạnh việc xem xét tiền học phí, cũng cần phải nghĩ đến chi phí sinh hoạt và mức lạm phát tại quốc gia đó.
Dựa trên những thông tin cơ bản này, phải đề ra mục tiêu và thông qua hết những mục tiêu đó khi tính toán đến những nhu cầu giáo dục tương lai của con.
- Thời gian: Cân nhắc khi nào con nên đăng ký học và cần phải có mức tài chính cho việc học cao hơn và bắt đầu tiết kiệm càng sớm càng tốt khi con cái vẫn còn nhỏ.
- Bảo vệ: Việc nuôi nấng con cái có thể mất 10 năm hay 20 năm nhưng cuộc sống có nhiều biến động và trong một số trường hợp thiếu may mắn, con cái có thể không còn gì để trông cậy cho việc học hành và cuộc sống tương lai. Vì vậy, cần phải bảo vệ con cái bằng các quỹ bảo hiểm dành riêng cho giáo dục cho con cái.
\
No comments:
Post a Comment