Tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia, cặp đôi nên khám sức khỏe trước hôn nhân để đảm bảo hạnh phúc bền lâu.
Khi được người bạn đời đề nghị khám sức khỏe tiền hôn nhân, chỉ có một số ít bạn trẻ vui vẻ bước vào phòng khám, coi như đây là một minh chứng cho tình yêu. Đa số các bạn trẻ khi được người bạn đời tương lai đề nghị khám sức khỏe tiền hôn nhân lại cho rằng đó là một phép thử, hay sự không tin tưởng ở đối phương. Đặc biệt là nam giới, khi được đề nghị điều này họ thường từ chối và không mấy vui vẻ.
Tầm quan trọng của kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân
Với suy nghĩ kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân là thử và không cưới nếu có vấn đề xảy ra là hoàn toàn sai lầm. Đây là việc làm hoàn toàn khoa học, và những người nghiêm túc mới làm điều đó.
Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân sẽ giúp bạn loại trừ được các thiếu sót, phòng tránh bệnh tật sớm nhất có thể, tránh những trường hợp đáng tiếc như phát hiện quá muộn về những căn bệnh di truyền, có thể truyền nhiễm sang em bé, hoặc vô sinh… và bảo vệ hạnh phúc gia đình bạn.
Những ai cần kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân?
Tất cả các cặp đôi chuẩn bị kết hôn đều nên kiểm tra sức khỏe. Con người ngày nay càng ý thức hơn về việc kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trước hôn nhân, ngay cả khi họ cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh và không có vấn đề gì. Những vấn đề được phát hiện sớm nhất sẽ được bác sĩ tư vấn cho những biện pháp phòng ngừa, hay thay đổi lối sống để duy trì cuộc hôn nhân khỏe mạnh, hạnh phúc.
Khi nào cần kiểm tra?
Trước khi cưới khoảng 6 tháng, 2 bạn nên đi kiểm tra sức khỏe. Nếu phát hiện thấy bệnh, cả hai sẽ cùng có thời gian để điều trị dứt điểm trước khi tiến hành đám cưới và có thể có em bé ngay sau khi kết hôn.
Khám tiền hôn nhân như thế nào?
Các vấn đề cần kiểm tra bao gồm: những bệnh di truyền trong gia đình, bệnh truyền nhiễm, khả năng sinh sản và tương thích về nhóm máu.
- Tầm soát bệnh di truyền:Bệnh di truyền từ bố mẹ sang con cái, có thể không biểu hiện rõ ràng về thể chất, hoặc chưa biểu hiện trong giai đoạn hiện tại. Tầm soát về các bệnh di truyền có thể tránh được sự truyền nhiễm cho em bé sau này, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra mà không biết. Các bệnh di truyền phổ biến như tâm thần, các bệnh liên quan đến máu như ung thư máu, bệnh đái tháo đường…
- Tầm soát bệnh truyền nhiễm:Bao gồm các bệnh lây qua đường tình dục, trong đó có HIV. Rất nhiều bạn trẻ vì coi thường việc kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, lại quá tin tưởng người yêu, nên không ít trường hợp sau khi kết hôn mới phát hiện vợ/ chồng nhiễm HIV, và lúc đó thì đã quá muộn. Để tầm soát các căn bệnh truyền nhiễm, thủ tục xét nghiệm máu có thể cho các kết quả về các loại bệnh truyền nhiễm này.
- Tầm soát vô sinh:Con cái đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hôn nhân của bất kỳ đôi vợ chồng nào, và dường như, đây là vấn đề quan tâm nhất của việc kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân. Không thể phủ nhận rằng, xã hội hiện tại với môi trường ô nhiễm, lối sống cẩu thả của các bạn trẻ ngày nay đã làm con số mắc chứng vô sinh, hay không có khả năng thụ thai… tăng lên nhiều lần. Vì vậy kiểm tra sớm giúp 2 bạn sớm có phương pháp điều trị kịp thời.
Kiểm tra ban đầu bao gồm phân tích hormone và tinh dich giúp sàng lọc vô sinh.
- Sàng lọc không tương thích nhóm máu:Hầu hết mọi người, khoảng 85% là mang RH dương tính. Nhưng nếu phụ nữ mang RH âm tính kết hôn với người đàn ông mang Rh dương tính thì khả năng sảy thai là rất cao, và đứa con rất có khả năng có vấn đề về sức khỏe. Thai nhi đang nằm trong người mẹ mang Rh âm tính lại có Rh dương tính được truyền từ bố. Khoảng một nửa số trẻ sinh ra từ mẹ mang Rh- và bố Rh+ sẽ mang Rh+.
Trong quá trình sinh, máu của mẹ và con có thể hòa lẫn. Có thể mẹ sẽ nhận ra yếu tố Rh và coi đó là một vật ngoại lai rồi tiết ra kháng thể chống lại Rh. Ngoài ra, cơ thể người mẹ còn tiết ra chất kháng thể gồm có sự truyền máu sang máu có Rh+ gây ra sảy thai hay mang thai lạc vị.
AloBacsi.vn
Theo Tạp chí Cẩm nang Mua sắm
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
phim tam ly ohayqua.com
my pham han quoc shoptainha
ban de laptop shoptainha
Nguồn: alobacsi.vn
No comments:
Post a Comment