domain, domain name, premium domain name for sales

Thursday, July 15, 2010

6 biện pháp giảm ùn tắc giao thông Hà Nội

Là một người dân Việt Nam tôi thấy rất tự ái dân tộc khi trên một đoạn đường chình ình một cái xe Aerospace 40-50 chỗ ngồi choán hết 50% diện tích đường, trên đó toàn ông Tây nhìn xuống đường với ánh mắt “thương cảm”.

Với cách phân luồng giao thông hiện nay ở địa bàn thành phố Hà Nội tôi thấy rất tốn kém và không giải quyết được vấn đề ùn tắc. Cụ thể:

- Khi ngăn ngã tư thì tạo ra điểm ùn tắc giữa đoạn đường nên lưu thông trong đường giảm khiến lưu lượng giao thông đến ngã tư giảm. Khi đó không xảy ra ùn tắc ở ngã tư mà ùn tắc ở giữa đường. Như vậy, vẫn là ùn tắc, chỉ khác một điều là ùn tắc 1 điểm ở ngã tư chia thành 2 hay 3 điểm trên đường thôi.

- Thử tính nếu 1 xe máy tiêu thụ 4 lít xăng/100km giá 15.000đ/lít, một ngã tư bị ngăn sẽ đi xa thêm 400 m, lượng lưu thông của 1 ngã tư là 1 triệu xe máy/ngày và toàn thành phố có 20 ngã tư thì một ngày mất 4,8 tỉ đồng. Nếu cả năm thì việc ngăn ngã tư mất 1752 tỉ đồng chưa kể tiền khấu hao xe là tiền túi của nhân dân.

Như vậy, ở đây tôi nghĩ cần đưa ra được một giải pháp hợp lý, còn về lâu dài thì ta lấy 1752 tỉ đồng kia để xây dựng các công trình giao thông như cầu vượt, hầm chui, mở rộng đường.. sẽ hết ùn tắc. Tôi xin phân tích việc ùn tắc và kiến nghị một số biện pháp khắc phục như sau:

1. Phần lớn nguyên nhân việc ùn tắc là do việc quay đầu, sang đường ngay giữa dòng đường lưu thông. Ví dụ xét đường Tây Sơn - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng thì việc ùn tắc thường xảy ra đoạn cây xăng Nam Đồng, bệnh viện Đống Đa, phố chùa Bộc xảy ra ùn tắc tại trường Ngân Hàng... nơi có các ngã rẽ hoặc đoạn trống phân cách cho phép xe quay đầu, lúc đó cả dòng người chỉ dừng lại bởi 1 xe máy quay đầu chứ không nói đến cả chục chiếc hay một cái ôtô to tướng.

Để khắc phục hiện tượng này cần làm dải phân cách liên tục trong suốt đoạn đường từ ngã tư này đến ngã tư kia. Khi tham gia giao thông ai muốn quay đầu (số ít) phải thực hiện ở các ngã tư. Đây là giải pháp trước mắt. Về lâu dài cần mở rộng các ngã tư, đó là các điểm cục bộ, chi phí đền bù sẽ không lớn và thời gian giải toả nhanh, thi công cũng nhanh.

2. Một nguyên nhân nữa hay gây ùn tắc đó là việc thi công các công trình ven đường giao thông. Trước mắt, cần quy định thời gian thi công một cách rõ ràng(nên từ 22h đến 5h sáng), có biên bản xác nhận hoàn công đến 5h sáng. Nếu thi công vi phạm thì phạt nặng nhà thầu, thậm chí đưa vào danh sách đình chỉ dự thầu như các dự án vốn ADB, WB, EU đã thực hiện. Về lâu dài cần quy định thành Luật và thêm vào thành phần giám sát độc lập của cấp phường hoặc “thanh tra nhân dân”.

3. Xe chở rác và điểm tập trung rác: đây cũng là một nguyên nhân không nhỏ, cần nghiêm cấm xe chở rác và điểm tập trung rác vào giờ cao điểm hoạt động.

4. Du lịch và thương mại: với tôi là một người dân Việt Nam tôi thấy rất tự ái dân tộc, thử nghĩ trên một đoạn đường chình ình một cái xe Aerospace 40-50 chỗ ngồi choán hết 50% diện tích đường, trên đó toàn ông Tây, bà Tàu nhìn xuống đường với ánh mắt “thương cảm”. Đã đành du lịch cũng là một ngành có thu nhập, cần khuyến khích. Nhưng làm sao để khách quốc tế đến Việt Nam phải được nhìn ngắm, vui chơi, chứ không phải họ bỏ ra ít tiền là được ngồi điều hoà mát mẻ để đằng sau họ là đoàn người Việt mướt mải mồ hôi trên xe máy. Với cách ưu tiên này thì ngành du lịch được thu nhập nhưng tắc đường lại về người tham gia giao thông. Ngoài ra, đối với một số trung tâm mua sắm lớn cần nghiêm khắc với việc để, đỗ xe dưới lòng đường.

5. Phương tiện công cộng: nhìn chung đã có đầu tư nhưng theo tôi chưa phải quyết liệt, hiện tại số xe đầu tư vẫn còn quá ít để có thể thay đổi tư tưởng của người dân. Về lâu dài cần nghiên cứu các phương tiện công cộng khác như tàu điện ngầm, đường trên cao...

6. Ý kiến của dân: việc xử lý từng ngã tư, ngã năm cần lắng nghe trên các phương tiện đại chúng về ý kiến của người dân. Tránh dập khuôn vì mỗi một ngã tư, ngã năm.. là một đặc trưng khác nhau.

Phạm Tuấn Ngọc
VnExpress

No comments:

Post a Comment