Một trong những điểm khác biệt của cây cầu này là tất cả trụ cầu đều mang hình chữ H (Hà Nội) cách điệu. Ảnh: Sỹ Lực .
Nội dung nổi bật:
- Ngày 30/8, cầu vượt Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân (Hà Nội) khánh thành. Đây là công trình được thiết kế có tính mỹ thuật nhất trong các cầu vượt bằng sắt lắp ghép tại Hà Nội hiện nay.
- Cầu được xây dựng với quy mô 2 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp. Tổng mức đầu tư dự án là 181 tỷ đồng.
Một trong những nhà thầu dự án, Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung “ví” cầu này duyên dáng như con gái Hà Nội...
Cây nằm tại ngã tư Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân cắt với Phố Huế - Bạch Mai. Vị trí này chính là Ô Cầu Dền, một cửa ô quan trọng bậc nhất nối thành Thăng Long trước đây với các tỉnh phía Nam. Bởi vậy, việc xây dựng cây cầu này đặt ra yêu cầu vừa phải đảm bảo yếu tố kỹ thuật, vừa phải phải đảm bảo tính mỹ thuật.
Một trong những điểm khác biệt của cây cầu này là tất cả trụ cầu đều mang hình chữ H (Hà Nội) cách điệu. Để làm được hình trụ cầu đứng xiên này, các đơn vị thiết kế đã tính toán để đảm bảo lực nâng của trụ bằng cách sử dụng các khối thép cường độ cao.
Ở dự án này, các đốt thép được thiết kế dài 23 m để đảm bảo tính mỹ thuật (không có các mối nối chằng chịt) tạo sự trơn tru, đảm bảo độ cong, mềm mại cho dầm cầu. Ảnh: Sỹ Lực. |
Phần dầm cầu cũng là một điểm nhấn của công trình này. Thông thường, các kết cầu dầm cầu bằng thép được nối bởi các đốt dài khoảng 6-12 m lại với nhau. Ở dự án này, các đốt thép được thiết kế dài 23 m để đảm bảo tính mỹ thuật (không có các mối nối chằng chịt) tạo sự trơn tru, đảm bảo độ cong, mềm mại cho dầm cầu. Dầm cầu dài nhất đạt 45 m với trọng lượng lên đến 20 tấn.
Cây cầu 'mềm mại' sắp khánh thành. |
Ông Nguyễn Tăng Cường, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung, nhà thầu tất cả phần thép tại dự án cho biết: Để có được các dầm cầu dài, vững chãi, ngoài chất lượng vật liệu (các tấm thép cường độ cao, khổ lớn) là kỹ thuật cắt ghép, hàn, kết nối các chi tiết.
Ngoài ra, việc di chuyển, lắp đặt các cấu kiện cỡ lớn này cũng là nghề của “cánh tay cẩu Nguyễn Tăng Cường” (ông Cường được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh trong việc chế tạo thiết bị nâng hạ năm 2012) cũng đã được ứng dụng tại dự án này.
Ông Nguyễn Tăng Cường nói: “Tất cả các yếu tố kỹ thuật hiện đại được áp dụng vào cây cầu này nên vừa đảm bảo kỹ thuật vừa thẫm mỹ. Có thể nói, nhìn cây cầu mềm mại tựa như sự duyên dáng của cô gái Hà Nội”.
Khẩn trương hoàn thành các hạng mục cuối cùng. |
Ông Nguyễn Đình Công, Trưởng phòng Quản lý dự án 2, Ban Quản lý dự án 2, đơn vị đại diện Sở GTVT Hà Nội làm chủ đầu tư dự án này cũng nói: Đây là một trong những cây cầu được thiết kế mềm mại nhất trong tất cả các cầu vượt bằng sắt đã được xây dựng.
Cầu vượt Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân được xây dựng với quy mô 2 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp (xe buýt được phép lưu thông). Tổng mức đầu tư dự án là 181 tỷ đồng. Cầu hoàn thành sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc thường xuyên tại nút giao thông này. |
Theo Sỹ Lực
Tiền phong
No comments:
Post a Comment