Tuyên bố trên cho thấy ông Zetsche rất tự hào với Mercedes, thương hiệu ra đời từ thuở sơ khai của ngành công nghiệp ô tô thế giới vào những năm 1880.
Doanh số khiêm tốn
Trong khi tại nhiều khu vực thị trường khác tình hình tiêu thụ khả quan thì tại châu Âu, các nhà sản xuất ô tô khá vất vả.
“Tại châu Âu, chúng tôi hoạt động theo chiều hướng đi ngang,” ông Zetsche thừa nhận.
“Đi ngang” ở đây có thể hiểu đơn giản là doanh số không tăng trưởng.
Tháng 5/2010, số lượng ô tô mới đăng ký ở Liên minh châu Âu (EU) giảm gần 10% so với trước đó một năm, trong khi tổng tiêu thụ ô tô tăng chưa đến 2% trong 5 tháng đầu năm.
Niềm hy vọng Trung Quốc
“Trung Quốc đã trở thành thị trường ô tô lớn nhất thế giới, nhưng với một công ty như chúng tôi, phải 3-4 năm nữa Trung Quốc mới trở thành thị trường lớn nhất.” ông Zetsche nói.
Tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không có gì là bí mật. Nước này hiện có khoảng 870.000 triệu phú đôla. Và đây chính là những khách hàng tiềm năng Mercedes muốn hướng đến.
Kinh doanh ô tô ở Trung Quốc không đơn giản vì thuế rất cao đối với ô tô dung tích lớn - đúng phân khúc của Mercedes. Nhưng theo ông Zetsche, điều đó không làm giảm quyết tâm của Mercedes.
“Chúng tôi thấy nhiều người Trung Quốc dòng xe cao cấp nhất của chúng tôi là S-Class và họ thậm chí có thể trả 20.000 euro/năm tiền thuế,” ông nói.
Thuế có thể không phải là trở ngại lớn đối với tầng lớp tỷ phú mới của Trung Quốc khi quyết định mua xe. Vấn đề là ở chỗ Trung Quốc chắc chắn sẽ không muốn nhập khẩu ô tô nước ngoài. Thêm vào đó, các công ty Trung Quốc cũng có thể sẽ trở thành những đối thủ lớn của những “đế chế” xe hơi Đức như Mercedes, BMW và Volkswagen?
“Đó không phải là một mối đe doạ,” ông Zetzche nói. “Thực tế là các công ty Trung Quốc sẽ có cơ hội tốt hơn để học cách sản xuất những chiếc ô tô tốt. Thêm vào đó, chúng tôi đã thấy điều tương tự với Nhật Bản hàng thập kỷ trước.”
Nhật Minh
Theo BBC
No comments:
Post a Comment