Khả năng 'sống sót' khi đồng hồ nhiên liệu 'kịch kim'
Đang nhích từng mét vất vả trong đường trung tâm hay bon bon trên quốc lộ, cũng không ai muốn phải dừng xe ghé vào trạm xăng. Nhưng khi đèn đã sáng thì tương lai đã được định đoạt.
Các nhà sản xuất ôtô thường khuyên người sử dụng không nên chần chừ khi đèn báo mức nhiên liệu bật sáng – tín hiệu cảnh báo tài xế chỉ còn rất ít xăng hoặc dầu trong bình. Tuy nhiên, vẫn còn một quãng đường nhất định để phương tiện 4 bánh có thể chạy tới lối rẽ khỏi xa lộ để vào trạm tiếp nhiên liệu.
Vậy quãng đường còn được bao nhiêu? Hay chính xác là người ta có thể đi tiếp được tới đâu khi đèn báo sáng? Thật ra không có tiêu chuẩn chính thức cho mức nhiên liệu còn lại, bởi nó phụ thuộc vào mỗi hãng sản xuất và từng mẫu xe. Nhưng theo website Tank on Empty, sau khi đã tìm tòi nghiên cứu dựa trên dữ liệu do người sử dụng xe cung cấp, có thể ước tính khá chính xác quãng đường với lượng nhiên liệu cuối cùng.
Tín hiệu cây xăng bật sáng là lúc cần tiếp thêm nhiên liệu cho chiếc xe. Ảnh: Flickr.
Theo Tank on Empty, có một số quán quân gây bất ngờ trong trường hợp này: Ford Excursion có thể mang tiếng ngốn nhiên liệu, nhưng có thể chạy tiếp được quãng đường trung bình 137 km từ lúc đèn sáng đến khi cạn bình. Chiếc SUV cỡ lớn đánh bại mẫu xe có tiếng là tiết kiệm là Toyota Prius, khi chỉ "sống sót" được thêm 89 km, hay Porsche 911 Carrera với 38 km.
Nhưng đừng để những dữ liệu trên làm bạn đạp ga cho đến khi chiếc xe bốc khói, bởi cứ tiếp tục tận dụng đến những giọt xăng cuối cùng sẽ nhanh chóng khiến bơm xăng đi đến hồi kết. Phần lớn mẫu xe hiện đại sử dụng bơm xăng điện tử, thứ nằm trong bình xăng và dựa vào xăng để làm mát. Vì thế giữ cho bình xăng còn ít nhất một phần tư cũng là cách giúp bơm xăng có tuổi thọ cao hơn.
Hơn nữa, dữ liệu cũng không phân biệt giữa các đời xe khác nhau. Vì thế một chiếc Toyota Corolla đời "hơi sâu" với cảm biến oxy đã cũ có thể dẫn tới những kết quả khác hẳn so với một chiếc xe vừa lăn bánh khỏi đại lý xe hơi. Và vì dữ liệu không phản ánh chính xác thực tế quãng đường đi được với lượng nhiên liệu còn lại, nên chúng có tác dụng là giúp các lái xe có những quyết định sáng suốt, hơn là "công bố" quãng đường còn lại trước khi tiếp thêm nhiên liệu.
Đặc biệt, những dữ liệu này có thể đã trở thành "đồ cổ" bởi hiện nhiều hãng sản xuất đã sử dụng máy tính để cho biết quãng đường còn lại, không chỉ có BMW hay Audi mà có cả một chiếc compact bản thấp cấp như Subaru Impreza. Và dù có máy tính hỗ trợ hay không, thì tín hiệu ở khu vực đồng hồ nhiên liệu cũng có ý nghĩa duy nhất là đã đến lúc đổ thêm nhiên liệu.
Một số mẫu xe thông dụng với quãng đường còn đi được từ khi đèn báo nhiên liệu sáng:
Honda Accord: 75,3 km
Honda Civic: 71 km
Toyota Corolla: 75,5 km
Toyota Camry: 71,2 km
Ford Focus: 61,7 km
Mazda MX-5 Miata: 53,7 km
BMW serie 3: 70,2 km
Mỹ Anh Theo VNEXem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Khả năng 'sống sót' khi đồng hồ nhiên liệu 'kịch kim'
Diễn đàn chiều cuối tuần - Happy Weekend...
http://chieucuoituan.com/threads/156124-Kha-nang-song-sot-khi-dong-ho-nhien-lieu-kich-kim?goto=newpost
No comments:
Post a Comment