Trước giờ G (1/7/2012), hạn chót cho các doanh nghiệp vận tải lắp hộp đen giám sát hành trình, Tổng Cục đường bộ cho biết, sẽ không kiểm định cho những ô tô không lắp hộp đen.
Còn hơn 14.000 ô tô chưa lắp hộp đen
Theo quy định, đến ngày 1/7/2012 là thời hạn mà tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô, xe khách du lịch, xe container... đều phải lắp đặt thiết bị giám sát trình của xe. Tuy nhiên, thống kê của Vụ Vận tải, Pháp chế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho thấy, tính đến thời điểm 30/3/2012, mới có 22.786 xe lắp đặt hộp đen và vẫn còn gần 14.000 phương tiện chưa gắn thiết bị này.
Cũng theo quy định, các phương tiện phải đến kiểm định 6 tháng/lần, nếu đáp ứng thiết bị hộp đen hoạt động tốt thì mới cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu xe.
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Xuân Hoa, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Pháp chế, hiện nay còn một bộ phận kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã) chưa triển khai lắp đặt thiết bị hộp đen.
“Quan điểm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Bộ GTVT là sẽ kiên quyết gắn hộp đen đúng theo lộ trình. Những đơn vị vận tải, xe ôtô không thực hiện sẽ có nhiều biện pháp xử lý thông qua đăng kiểm và kiểm tra của Cảnh sát giao thông,” ông Hoa khẳng định.
Theo quy định, đến ngày 1/7/2012 là thời hạn mà tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô, xe khách du lịch, xe container... đều phải lắp đặt thiết bị giám sát trình của xe. Tuy nhiên, thống kê của Vụ Vận tải, Pháp chế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho thấy, tính đến thời điểm 30/3/2012, mới có 22.786 xe lắp đặt hộp đen và vẫn còn gần 14.000 phương tiện chưa gắn thiết bị này.
Cũng theo quy định, các phương tiện phải đến kiểm định 6 tháng/lần, nếu đáp ứng thiết bị hộp đen hoạt động tốt thì mới cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu xe.
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Xuân Hoa, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Pháp chế, hiện nay còn một bộ phận kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã) chưa triển khai lắp đặt thiết bị hộp đen.
“Quan điểm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Bộ GTVT là sẽ kiên quyết gắn hộp đen đúng theo lộ trình. Những đơn vị vận tải, xe ôtô không thực hiện sẽ có nhiều biện pháp xử lý thông qua đăng kiểm và kiểm tra của Cảnh sát giao thông,” ông Hoa khẳng định.
Sắp đến ngày 1/7/2012, hạn chót lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng vẫn còn hàng chục nghìn ô tô thực hiện đúng quy định. |
Theo ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, mặc dù thời hạn xử phạt được lùi tới 1/7/2013, nhưng các loại ôtô nói trên vẫn phải lắp đặt hộp đen theo lộ trình mới đủ tiêu chuẩn kinh doanh vận tải.
“Cục Đăng kiểm đã chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm không kiểm định cho ôtô đã tới thời hạn kiểm định nhưng chưa lắp đặt hộp đen. Như vậy, nếu xe không lắp hộp đen, nếu lưu thông trên đường không bị phạt thì cũng sẽ bị phạt vì không đủ tiêu chuẩn lưu hành,” ông Giao cho hay.
Chờ xử phạt mới... lắp
Ông Nguyễn Văn Ích, Vụ phó Vụ Khoa học Công nghê (Bộ GTVT) cho hay, các thiết bị GPS lắp cho ô tô phải tối thiểu đạt được các quy chuẩn quy định trong bộ Quy chuẩn quốc gia. Để thử nghiệm, các đơn vị sản xuất phải tới các cơ quan đăng kiểm được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép.
Hiện nay, Bộ GTVT đã cấp giấy chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn cho 34 đơn vị sản xuất kinh doanh thiết bị hộp đen trên cả nước với nhiều loại giá khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp lựa chọn.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều thiết bị hộp đen giá rẻ, chất lượng kém, bị thay đổi theo yêu cầu của đơn vị khai thác. Thậm chí, một số đơn vị khi được cấp chứng nhận hợp quy không làm mà lại “ủy quyền” cho doanh nghiệp khác sản xuất, lắp ráp như ở Quảng Ngãi, Lâm Đồng.
“Thiết bị hộp đen là một bộ phận của ôtô. Nếu nó không hoạt động thì sẽ không được kiểm định. Vì vậy, đơn vị có nhu cầu lắp đặt cần có sự thận trọng trong việc lựa chọn thiết bị,” ông Đỗ Xuân Hoa khuyến cáo.
Theo ông Hoa, trong các văn bản, thông tư hiện nay của Luật vẫn chưa có chế tài nào xử phạt doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt thiết bị hộp đen nếu không đạt chuẩn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn còn chần chừ không lắp mà còn hiểu sai khi theo quy định của Chính phủ đến tháng 7/2013 mới bắt đầu xử phạt phương tiện lúc đó lắp cũng chưa muộn!. Ngoài ra, vấn đề quản lý, kết nối và cung cấp thông tin hộp đen chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị sản xuất và nhà mạng theo dõi.
Ông Vụ trưởng Vụ Vận tải cho rằng, doanh nghiệp đều tính đến việc thuê đơn vị sản xuất hộp đen hệ thống theo dõi, giám sát phương tiện do không có đủ vốn để đầu tư máy chủ và bản đồ số.
“Nếu cơ quan cung cấp thiết bị theo dõi bị giải thể thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn bởi theo dõi phương tiện ra sao, hoạt động như thế nào, thông tin có còn được lưu giữ không?” ông Hoa đặt ra câu hỏi.
Để có thể hạn chế mức độ rủi ro thông tin sai lệch, khả năng lưu giữ, ông Hoa cho rằng, cần có sự bắt tay của doanh nghiệp theo dõi thiết bị với nhà mạng để hình thành một trung tâm dữ liệu chung.
“Cục Đăng kiểm đã chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm không kiểm định cho ôtô đã tới thời hạn kiểm định nhưng chưa lắp đặt hộp đen. Như vậy, nếu xe không lắp hộp đen, nếu lưu thông trên đường không bị phạt thì cũng sẽ bị phạt vì không đủ tiêu chuẩn lưu hành,” ông Giao cho hay.
Chờ xử phạt mới... lắp
Ông Nguyễn Văn Ích, Vụ phó Vụ Khoa học Công nghê (Bộ GTVT) cho hay, các thiết bị GPS lắp cho ô tô phải tối thiểu đạt được các quy chuẩn quy định trong bộ Quy chuẩn quốc gia. Để thử nghiệm, các đơn vị sản xuất phải tới các cơ quan đăng kiểm được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép.
Hiện nay, Bộ GTVT đã cấp giấy chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn cho 34 đơn vị sản xuất kinh doanh thiết bị hộp đen trên cả nước với nhiều loại giá khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp lựa chọn.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều thiết bị hộp đen giá rẻ, chất lượng kém, bị thay đổi theo yêu cầu của đơn vị khai thác. Thậm chí, một số đơn vị khi được cấp chứng nhận hợp quy không làm mà lại “ủy quyền” cho doanh nghiệp khác sản xuất, lắp ráp như ở Quảng Ngãi, Lâm Đồng.
“Thiết bị hộp đen là một bộ phận của ôtô. Nếu nó không hoạt động thì sẽ không được kiểm định. Vì vậy, đơn vị có nhu cầu lắp đặt cần có sự thận trọng trong việc lựa chọn thiết bị,” ông Đỗ Xuân Hoa khuyến cáo.
Theo ông Hoa, trong các văn bản, thông tư hiện nay của Luật vẫn chưa có chế tài nào xử phạt doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt thiết bị hộp đen nếu không đạt chuẩn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn còn chần chừ không lắp mà còn hiểu sai khi theo quy định của Chính phủ đến tháng 7/2013 mới bắt đầu xử phạt phương tiện lúc đó lắp cũng chưa muộn!. Ngoài ra, vấn đề quản lý, kết nối và cung cấp thông tin hộp đen chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị sản xuất và nhà mạng theo dõi.
Ông Vụ trưởng Vụ Vận tải cho rằng, doanh nghiệp đều tính đến việc thuê đơn vị sản xuất hộp đen hệ thống theo dõi, giám sát phương tiện do không có đủ vốn để đầu tư máy chủ và bản đồ số.
“Nếu cơ quan cung cấp thiết bị theo dõi bị giải thể thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn bởi theo dõi phương tiện ra sao, hoạt động như thế nào, thông tin có còn được lưu giữ không?” ông Hoa đặt ra câu hỏi.
Để có thể hạn chế mức độ rủi ro thông tin sai lệch, khả năng lưu giữ, ông Hoa cho rằng, cần có sự bắt tay của doanh nghiệp theo dõi thiết bị với nhà mạng để hình thành một trung tâm dữ liệu chung.
Theo quy định của Chính phủ, đến ngày 1/7/2011, nhóm đối tượng 1: gồm xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Với nhóm đối tượng 2 gồm: xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300km trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng thì thời hạn gắn thiết bị giám sát hành trình phải kết thúc vào ngày 1/1/2012. Và đến ngày 1/7/2012 là thời hạn mà tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô, xe khách du lịch, xe container... đều phải lắp đặt thiết bị giám sát trình của xe. |
Nguồn : oto-hui
No comments:
Post a Comment