Theo cục đăng kiểm quốc gia thì tính đến cuối năm 2011, Việt Nam có 1,4 triệu xe đang lưu hành trên toàn quốc. Số lượng xe tiêu thụ mới trong năm 2011 là 110 ngàn xe, trong đó sản xuất trong nước khoảng 46 ngàn xe chủ yếu từ các thành viên của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam).
Với nhu cầu thay thế bình quân khoảng 4 lốp/năm đối với xe khách và xe tải do đặc trưng phải di chuyển nhiều và 2 lốp/năm đối với xe du lịch, thì lượng lốp thay thế trong năm 2011 là 4,1 triệu lốp chiếm đến 95,7% tổng nhu cầu lốp. Trong khi đó ngành công nghiệp lắp ráp ô tô tiêu thụ thêm khoảng 184 ngàn lốp, chỉ chiếm khoảng 4,3% so với tổng nhu cầu tiêu thụ lốp ô tô.
Trong ngắn và trung hạn, nhu cầu tiêu thụ lốp ô tô dự báo tăng trưởng khá thấp, tuy nhiên nhu cầu vẫn khá ổn định nhờ lượng lốp thay thế hàng năm. Dưới áp lực thuế và phí cao, thị trường ô tô dự báo vẫn tăng trưởng chậm trong vòng 5 năm tới. Tiêu thụ ô tô ở Việt Nam vẫn chịu gánh nặng thuế rất lớn, tổng cộng các loại thuế hiện tại chiếm đến 60% giá trị của một chiếc xe mới. Bên cạnh đó các loại phí cũng liên tục tăng. Đầu năm 2012, phí đăng ký trước bạ cho xe dưới 10 chỗ đã tăng lên 20% giá trị xe từ mức 12% ở Hà Nội, trong khi phí cấp biển số mới đã tăng gấp 10 lần lên 20 triệu đồng/lần/xe.Trong khi đó, phí đăng ký trước bạ trong thành phố Hồ Chí Minh là 15% và chi phí cấp biển số mới không đổi. Trong trung hạn, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục áp dụng các chính sách hạn chế ô tô. Do đó, chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng sảnlượng ô tô chỉ ở mức 5% trong giai đoạn 2013-2016. Theo đó, nhu cầu lốp ô tô trong giai đoạn 2013-2016 dự báo tăngtrưởng không cao, khoảng 5,7%. Tuy nhiên nhu cầu săm lốp ô tô vẫn hết sức ổn định nhờ lượng lốp thay thế đều đặn hàng năm.
Trong dài hạn, thị trường tiêu thụ ô tô còn rất nhiều tiềm năng kéo theo sự tăng mạnh của nhu cầu săm lốp ô tô. Tỷ lệ sở hữu ô tô hiện nay ở Việt Nam là khá thấp. Theo nghiên cứu của BMI thì tỷ lệ xe ô tô dưới 9 chỗ/1000 dân của Việt Nam trong năm 2011 là chỉ 11,7 xe. Thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực là Malaysia (306,8 xe), Singapore (122,4 xe), Thailand (70,7 xe), và Indonesia (57,1 xe). Với thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng dần được nâng cấp và lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết khi gia nhập WTO và AFTA thì nhu cầu xe ô tô sẽ tăng mạnh trong dài hạn.
Khái quát năng lực sản xuất lốp ô tô giai đoạn 2013 – 2016
Hiện tại ngoài 3 doanh nghiệp trực thuộc Vinachem với tổng công suất sản xuât lốp ô tô là 2,2 triệu lốp thì còn có sự đóng góp đáng kể từ 2 doanh nghiệp nước ngoài đó là Yokohama với 400 ngàn lốp và Kumho với 3,125 triệu lốp.
Hiện tại ngoài 3 doanh nghiệp trực thuộc Vinachem với tổng công suất sản xuât lốp ô tô là 2,2 triệu lốp thì còn có sự đóng góp đáng kể từ 2 doanh nghiệp nước ngoài đó là Yokohama với 400 ngàn lốp và Kumho với 3,125 triệu lốp.
Công suất sản xuất lốp ô tô sẽ tăng đáng kể 12,38 triệu lốp trong năm 2013. Trong năm 2013, dự kiến Kumho sẽ nâng gấp đôi công suất sản xuất lốp ô tô lên 6,3 triệu lốp/năm. DRC cũng sẽ vận hành nhà máy mới với công suất là 230 ngàn lốp/năm. Đồng thời 3 nhà máy của Trung Quốc ở Bình Phước, Tây Ninh và Thanh Hóa mỗi nhà máy có công suất 3 triệu lốp/năm sẽ đi vào hoạt động.
Trong năm 2014, Bridgestone sẽ bắt đầu vận hành nhà máy sản xuất lốp xe Radial với công suất 6,5 triệu lốp/năm, trong giai đoạn 2014-2016 DRC và CSM cũng tăng dần công suất từ dự án Radial, Kumho cũng có dự định nâng công suất lên 13 triệu lốp/năm tuy nhiên chưa có kế hoạch cụ thể.
Năng lực sản xuất lốp xe ô tô tăng lên trong giai đoạn 2013 – 2016 hoàn toàn từ các sản phẩm lốp Radial. Tuy nhiên theo thông tin từ các doanh nghiệp thì phần lớn sản phẩm Radial sản xuất trong nước sẽ được xuất khẩu. Kumho sẽ xuất khẩu 90% sản lượng lốp ô tô sản xuất, Bridgestone sẽ xuất khẩu toàn bộ, DRC sẽ xuất khẩu 40%, trong khi đó CSM sẽ xuất khẩu 30% sản lượng lốp Radial từ nhà máy mới từ năm 2016.
No comments:
Post a Comment