domain, domain name, premium domain name for sales

Friday, October 30, 2009

Điều 87. Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ - CHƯƠNG VII - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 87. Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ

1. Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ.

3. Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

CHƯƠNG VIII - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 88. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.

2. Luật này thay thế Luật giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001.

Điều 89. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

______________________________________________________________

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.



CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Phú Trọng

Số hiệu văn bản: 23/2008/QH12
Cơ quan ban hành: Quốc hội
Ngày ban hành: 13/11/2008
Các file kèm theo:

Điều 86. Thanh tra đường bộ - CHƯƠNG VII - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 86. Thanh tra đường bộ

1. Thanh tra đường bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ.

2. Thanh tra đường bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;

b) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ;

c) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định;

d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

3. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra đường bộ thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ.

Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ - CHƯƠNG VII - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

3. Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe.

4. Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

6. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương.

Điều 84. Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ - CHƯƠNG VII - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

CHƯƠNG VII - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 84. Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông đường bộ.

3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ.

4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

5. Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ.

6. Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

7. Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ.

8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông đường bộ; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật giao thông đường bộ.

9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

10. Hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ.

Điều 83. Tổ chức hoạt động của bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ - DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 83. Tổ chức hoạt động của bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ

1. Hoạt động của bến xe ô tô khách, bến xe ô tô hàng, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ phải bảo đảm trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương.

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác bến xe ô tô khách có quyền, nghĩa vụ sắp xếp nơi bán vé hoặc tổ chức bán vé cho hành khách theo hợp đồng với người kinh doanh vận tải; sắp xếp xe ô tô có đủ điều kiện kinh doanh vận tải vào bến đón, trả khách đúng tuyến.

3. Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác bến xe ô tô hàng có quyền, nghĩa vụ sắp xếp xe ô tô vào bến xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ kho bãi, ký gửi, đóng gói, bảo quản hàng hóa.

4. Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác bãi đỗ xe có quyền, nghĩa vụ tổ chức dịch vụ trông giữ phương tiện.

5. Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác trạm dừng nghỉ có quyền, nghĩa vụ tổ chức dịch vụ phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; thực hiện công việc theo hợp đồng ủy thác với người vận tải.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào loại bến xe ô tô để quy định giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô.

Điều 82. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ - DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Mục 2 - DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Điều 82. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

1. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ gồm dịch vụ tại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đại lý vận tải, đại lý bán vé, dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng, dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Điều 81. Vận tải đa phương thức - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 81. Vận tải đa phương thức

1. Vận tải đa phương thức quy định trong Luật này là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải, trong đó có phương thức vận tải bằng đường bộ trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức.

2. Chính phủ quy định cụ thể về vận tải đa phương thức.

Điều 80. Vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mụ

Điều 80. Vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự

1. Việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa phải theo đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc thực hiện khoản 1 Điều này.

3. Căn cứ quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện tại địa phương.

Điều 79. Hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 79. Hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị

1. Xe buýt phải chạy đúng tuyến, đúng lịch trình và dừng, đỗ đúng nơi quy định.

2. Người lái xe taxi khách, xe taxi tải đón, trả hành khách, hàng hóa theo thỏa thuận giữa hành khách, chủ hàng và người lái xe nhưng phải chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn giao thông.

3. Xe chở hàng phải hoạt động theo đúng tuyến, phạm vi và thời gian quy định đối với từng loại xe.

4. Xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời phải được che phủ kín không để rơi, vãi trên đường phố; trường hợp để rơi, vãi thì người vận tải phải chịu trách nhiệm thu dọn ngay.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật.

Điều 78. Vận chuyển hàng nguy hiểm - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 78. Vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm không được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm.

3. Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

Điều 76. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 76. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
1. Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.

2. Việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng xe vận tải phù hợp với loại hàng và phải có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

3. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng, trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn giao thông.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.

Điều 77. Vận chuyển động vật sống - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 77. Vận chuyển động vật sống

1. Tùy theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận tải bố trí người áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải.

2. Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp, dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được thì phải trả cước, phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải.

3. Việc vận chuyển động vật sống trên đường phải tuân theo quy định của pháp luật về vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường.

Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng
1. Người nhận hàng có các quyền sau đây:
a) Nhận và kiểm tra hàng hóa nhận được theo giấy vận chuyển hoặc chứng từ tương đương khác;
b) Yêu cầu người kinh doanh vận tải thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng chậm;
c) Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải để yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hóa;
d) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết.

2. Người nhận hàng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận; xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tùy thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hóa;
b) Thanh toán chi phí phát sinh do nhận hàng chậm.

Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa
1. Người thuê vận tải hàng hóa có các quyền sau đây:
a) Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện mà phương tiện đó không đúng thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Người thuê vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hóa trước khi giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải; đóng gói hàng hóa đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa đầy đủ, rõ ràng; giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng;
b) Thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh cho người kinh doanh vận tải hàng hóa;
c) Cử người áp tải hàng hóa trong quá trình vận tải đối với loại hàng hóa bắt buộc phải có người áp tải.

Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa

1. Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của thông tin đó;
b) Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Từ chối vận chuyển nếu người thuê vận tải không giao hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết.

2. Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện;
c) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp miễn bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
d) Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;
đ) Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này.

3. Chính phủ quy định giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa.

Điều 72. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 72. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn;
b) Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi.

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe;
b) Chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của hành khách - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của hành khách
1. Hành khách có các quyền sau đây:
a) Được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh vận tải về chất lượng vận tải;
b) Được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của xe;
c) Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Mua vé và trả cước, phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định;
b) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận; chấp hành quy định về vận chuyển; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
c) Không mang theo hành lý, hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông.

Điều 70. Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT

Điều 70. Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách
1. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành.

2. Có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.

3. Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.

4. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.

5. Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy.

Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách

1. Người kinh doanh vận tải hành khách có các quyền sau đây:
a) Thu cước, phí vận tải;
b) Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.

2. Người kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;
b) Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách;
c) Giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách;
d) Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;
đ) Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vé và chứng từ thu cước, phí vận tải hành khách.

Điều 68. Vận tải hành khách bằng xe ô tô - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 68. Vận tải hành khách bằng xe ô tô

1. Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;
b) Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
c) Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;
d) Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;
e) Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô.

Điều 67. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 67. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

2. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
c) Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.

3. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Điều 66. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 66. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:

a) Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;
b) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;
c) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;
d) Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;
đ) Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

2. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:
a) Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;
b) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;
c) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;
d) Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

3. Chính phủ quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Điều 65. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 65. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô

1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 63. Điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông - NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG Đ

Điều 63. Điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông

1. Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn.

2. Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.

Điều 63. Hoạt động vận tải đường bộ - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

CHƯƠNG VI - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Mục 1 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Điều 64. Hoạt động vận tải đường bộ

1. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa.

3. Hoạt động vận tải đường bộ phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải.

Điều 62. Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông - NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO

Điều 62. Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông

1. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.

2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:
a) Đăng ký xe;
b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này.

Điều 61. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe - NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 61. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
1. Cơ sở đào tạo lái xe là loại hình cơ sở dạy nghề, phải có đủ điều kiện về lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được giấy cấp phép theo quy định.

2. Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe.

3. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo.

4. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:
a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;
b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;
c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;
d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;
đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.

5. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 4 Điều này còn phải có đủ thời gian và số ki-lô-mét lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E tối thiểu phải có trình độ văn hóa trung học cơ sở.

6. Việc đào tạo lái xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên và lái xe kéo rơ moóc chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

7. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe. Các trung tâm sát hạch lái xe phải được xây dựng theo quy hoạch, có đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo quy định.

8. Người sát hạch lái xe phải có thẻ sát hạch viên theo quy định và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình.

9. Người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển.
Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi giấy phép lái xe.

10. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo; quy định hình thức, nội dung, chương trình đào tạo; sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo, sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe - NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Điều 59. Giấy phép lái xe - NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 59. Giấy phép lái xe
1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.

4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
d) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

5. Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông - NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

CHƯƠNG V : NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Điều 57. Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng- PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 57. Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng

1. Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Có đèn chiếu sáng;
d) Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
đ) Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;
e) Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.

2. Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

3. Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.

4. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

5. Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.

6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cấp, thu hồi đăng ký, biển số; quy định danh mục xe máy chuyên dùng phải kiểm định và tổ chức việc kiểm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số và kiểm định xe máy chuyên dùng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Điều 56. Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ - PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 56. Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ

1. Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình.

Điều 54. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới - PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 54. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới
1. Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số.

2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng.

Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ - PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO

Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ

1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).

4. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.

5. Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.

6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới - PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

CHƯƠNG IV - PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Điều 52. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 52. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường bộ, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.

2. Tổ chức, cá nhân được phép xây dựng, cải tạo, mở rộng, bảo trì công trình và tiến hành hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Đơn vị quản lý công trình đường bộ có trách nhiệm bảo đảm an toàn kỹ thuật của công trình, liên đới chịu trách nhiệm đối với tai nạn giao thông xảy ra do chất lượng quản lý, bảo trì công trình; trường hợp phát hiện công trình bị hư hỏng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn giao thông thì phải xử lý, sửa chữa kịp thời, có biện pháp phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra đối với công trình đường bộ.

4. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền;
c) Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương; bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
d) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
đ) Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

5. Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. Khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Điều 50. Xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 50. Xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt

Việc xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; có thiết kế bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều 51. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG

Điều 51. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ

1. Trong đô thị, khi xây dựng trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại - dịch vụ, văn hóa và khu dân cư phải xây dựng đủ nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của công trình.

2. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ phải xây dựng theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

3. Trạm thu phí là nơi thực hiện việc thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ, được xây dựng theo quy hoạch hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hoạt động của trạm thu phí phải bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

4. Trạm kiểm tra tải trọng xe là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của đường bộ và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ, được xây dựng theo quy hoạch do Bộ Giao thông vận tải lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trường hợp cần thiết, để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập trạm kiểm tra tải trọng xe tạm thời.

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quy chuẩn kỹ thuật bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe; quy định về tổ chức, hoạt động của trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe.

Điều 49. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 49. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ
1. Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ và đường địa phương được bảo đảm từ quỹ bảo trì đường bộ.
Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân quản lý khai thác chịu trách nhiệm.

2. Quỹ bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm;
b) Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ ở trung ương và địa phương.

Điều 48. Quản lý, bảo trì đường bộ - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 48. Quản lý, bảo trì đường bộ
1. Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.

2. Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây:
a) Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.

3. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc quản lý, bảo trì đường bộ.

Điều 47. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 47. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
1. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác chỉ được tiến hành khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện theo đúng nội dung của giấy phép và quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

3. Thi công công trình trên đường đô thị phải tuân thủ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các quy định sau đây:
a) Chỉ được đào đường để sửa chữa công trình hoặc xây dựng mới hầm kỹ thuật dọc theo đường hoặc ngang qua đường nhưng phải có kế hoạch hàng năm thống nhất trước với cơ quan quản lý đường bộ, trừ trường hợp có sự cố đột xuất;
b) Phải có phương án thi công và thời gian thi công thích hợp với đặc điểm từng đường phố để không gây ùn tắc giao thông;
c) Khi thi công xong phải hoàn trả phần đường theo nguyên trạng; đối với công trình ngầm phải lập hồ sơ hoàn công và chuyển cho cơ quan quản lý đường bộ.

4. Đơn vị thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 46. Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 46. Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ trình tự quản lý đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật; bảo đảm cấp kỹ thuật đường bộ, cảnh quan, bảo vệ môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì tổ chức giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

5. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sau khi xây dựng, nâng cấp, cải tạo phải được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, quyết định đưa vào khai thác theo quy định.

Điều 45. Công trình báo hiệu đường bộ - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 45. Công trình báo hiệu đường bộ

1. Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm:
a) Đèn tín hiệu giao thông;
b) Biển báo hiệu;
c) Cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ;
d) Vạch kẻ đường;
đ) Cột cây số;
e) Công trình báo hiệu khác.

2. Đường bộ trước khi đưa vào khai thác phải được lắp đặt đầy đủ công trình báo hiệu đường bộ theo thiết kế được phê duyệt.

3. Không được gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình báo hiệu đường bộ.

Điều 44. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 44. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ
1. Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật. Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện.

2. Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông từ khi lập dự án, thiết kế, thi công, trước và trong quá trình khai thác. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông để phê duyệt bổ sung vào dự án.

3. Khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác phải có hệ thống đường gom được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; bảo đảm khoảng cách với quốc lộ theo quy định của Chính phủ.

4. Việc đấu nối được quy định như sau:
a) Trường hợp có đường nhánh thì đường gom phải nối vào đường nhánh;
b) Trường hợp đường nhánh, đường gom nối trực tiếp vào đường chính thì điểm đấu nối phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đường bộ cho phép từ khi lập dự án và thiết kế;
c) Việc đấu nối các đường từ khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác vào đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

5. Bên cạnh tuyến quốc lộ đi qua khu dân cư phải có đường gom để phục vụ yêu cầu dân sinh.

Điều 43. Phạm vi đất dành cho đường bộ - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 43. Phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.

3. Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

4. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Điều 41. Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 41. Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ
1. Đường bộ được chia theo cấp kỹ thuật gồm đường cao tốc và các cấp kỹ thuật khác.

2. Đường bộ xây dựng mới phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của từng cấp đường; các tuyến đường bộ đang khai thác chưa vào cấp phải được cải tạo, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường phù hợp; đối với đường chuyên dùng còn phải áp dụng cả tiêu chuẩn riêng theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của các bộ quy định như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải xây dựng, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật các cấp đường;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia các cấp đường.

4. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ của nước ngoài thì phải được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 42. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 42. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định tại quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất dành cho dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt.

2. Tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm từ 16% đến 26%. Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ quỹ đất phù hợp với loại đô thị.

Điều 40. Đặt tên, số hiệu đường bộ - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 40. Đặt tên, số hiệu đường bộ
1. Đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu như sau:

a) Tên đường được đặt tên danh nhân, người có công hoặc tên di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa, tên địa danh hoặc tên theo tập quán; số hiệu đường được đặt theo số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết; trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ;

b) Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thực hiện theo thỏa thuận giữa Việt Nam với các quốc gia có liên quan. Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường trong nước và tên, số hiệu đường trong khu vực, đường bộ quốc tế.

2. Việc đặt tên, số hiệu đường bộ do cơ quan có thẩm quyền phân loại đường bộ quyết định; riêng đường đô thị, đường tỉnh, việc đặt tên do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

3. Chính phủ quy định cụ thể việc đặt tên, số hiệu đường bộ.

Điều 39. Phân loại đường bộ. - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

CHƯƠNG III - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 39. Phân loại đường bộ

1. Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:
a) Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
b) Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
d) Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
đ) Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
e) Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
c) Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
d) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.

Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông. - QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

4. Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.

6. Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông - QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 37. Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông
1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
a) Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
c) Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

2. Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

3. Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông như sau:
a) Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông;
b) Khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.

Điều 36. Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố - QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 36. Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố





1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.



2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.



3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;

b) Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định;

c) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường.





Download Hoạt hình Flash Điều 36

Soạn tin nhắn ủng hộ theo cú pháp BUY GT gửi 8785 với chi phí 15000đ

Download Cẩm nang ATGT nhanh hơn với dịch vụ của soft4down



Download toàn bộ Flash Hoạt hình Quy tắc giao thông:



Download 22 hoạt hình Flash Học luật qua Sa hình:



Download 15 hoạt hình Tình huống giao thông bằng Flash:





Hướng dẫn download phần mềm:

Sau khi bạn nhận được Mã download từ tin nhắn, hãy nhập chính xác mã download của bạn như hình dưới đây và nhấn nút OK để tải phần mềm (Lưu ý, mã dưới đây chỉ là ví dụ, mỗi phần mềm có mã download khác nhau):

Hình 1: nhập mã Download

Sau khi nhấn nút OK để xác nhận, bạn sẽ nhận được thông báo thành công và cửa sổ download phần mềm sẽ hiện ra như hình dưới đây:

Hình 2: Cửa sổ Download

Bạn hãy nhấn nút Save để tải phần mềm về.

Lưu ý:

- Nếu trình duyệt của bạn không hiện được ô Nhập mã download như Hình 1 trên thì có nghĩa trình duyệt của bạn chưa cài Flash Player, xem hướng dẫn cuối bài viết để cài Flash cho trình duyệt.

- Nếu bạn không thấy cửa sổ tải phần mềm như Hình 2 trên thì có nghĩa trình duyệt của bạn có thể bị chặn bởi một ứng dụng sercurity (Kapersky, AVG, .....) nào đó. Hãy thử tắt tạm thời các chương trình này và làm lại các bước trên, hoặc sử dụng một trình duyệt web khác như hướng dẫn cuối bài viết này để download.

Thông tin hỗ trợ download:

Một số phần mềm chống virus hoặc thiết lập cá nhân trình duyệt bạn đang sử dụng có thể chặn việc download, hoặc có những thời điểm hệ thống bảo dưỡng khiến cho việc truy cập hoặc download gặp khó khăn, xin bạn hãy bình tĩnh và trở lại download ở thời điểm khác (có thể với một trình duyệt khác), mã download của bạn còn nguyên giá trị cho đến khi bạn download phần mềm xong hoàn toàn! Nếu vẫn gặp khó khăn xin liên hệ với chúng tôi qua các liên hệ hỗ trợ, chưa một trường hợp nào liên hệ với chúng tôi mà không nhận được hỗ trợ hoặc không download và sử dụng được phần mềm, chúng tôi luôn ở bên bạn!


Nếu trình duyệt web Internet Explorer của bạn bị chặn, hãy chuyển sang download phần mềm với các trình duyệt sau:



-
Firefox Mozila:



- Opera:



Nếu trình duyệt của bạn chưa hiển thị được Flash, hãy bấm vào biểu tượng Flash đây để cài Flash Player cho trình duyệt của bạn:

Nếu gặp trục trặc trong quá trình download, hãy gửi mail tới địa chỉ: blog.moi.truong@gmail.com hoặc add nick YM: hotrodichvu247 để được hỗ trợ trực tuyến. Số đt hỗ trợ 0946599968



Các bài liên quan:



- Hướng dẫn chèn Flash vào Power point







Xin trân trọng cảm ơn và chúc bạn an toàn trên mọi nẻo đường!

Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ - QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ
1. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

c) Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Điều 34. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ - QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2009

Điều 34. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ







1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.



2. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.





Download Hoạt hình Flash Điều 34

Soạn tin nhắn ủng hộ theo cú pháp BUY GT gửi 8785 với chi phí 15000đ



Download Cẩm nang ATGT nhanh hơn với dịch vụ của soft4down



Download toàn bộ Flash Hoạt hình Quy tắc giao thông:



Download 22 hoạt hình Flash Học luật qua Sa hình:



Download 15 hoạt hình Tình huống giao thông bằng Flash:





Hướng dẫn download phần mềm:

Sau khi bạn nhận được Mã download từ tin nhắn, hãy nhập chính xác mã download của bạn như hình dưới đây và nhấn nút OK để tải phần mềm (Lưu ý, mã dưới đây chỉ là ví dụ, mỗi phần mềm có mã download khác nhau):

Hình 1: nhập mã Download

Sau khi nhấn nút OK để xác nhận, bạn sẽ nhận được thông báo thành công và cửa sổ download phần mềm sẽ hiện ra như hình dưới đây:

Hình 2: Cửa sổ Download

Bạn hãy nhấn nút Save để tải phần mềm về.

Lưu ý:

- Nếu trình duyệt của bạn không hiện được ô Nhập mã download như Hình 1 trên thì có nghĩa trình duyệt của bạn chưa cài Flash Player, xem hướng dẫn cuối bài viết để cài Flash cho trình duyệt.

- Nếu bạn không thấy cửa sổ tải phần mềm như Hình 2 trên thì có nghĩa trình duyệt của bạn có thể bị chặn bởi một ứng dụng sercurity (Kapersky, AVG, .....) nào đó. Hãy thử tắt tạm thời các chương trình này và làm lại các bước trên, hoặc sử dụng một trình duyệt web khác như hướng dẫn cuối bài viết này để download.

Thông tin hỗ trợ download:

Một số phần mềm chống virus hoặc thiết lập cá nhân trình duyệt bạn đang sử dụng có thể chặn việc download, hoặc có những thời điểm hệ thống bảo dưỡng khiến cho việc truy cập hoặc download gặp khó khăn, xin bạn hãy bình tĩnh và trở lại download ở thời điểm khác (có thể với một trình duyệt khác), mã download của bạn còn nguyên giá trị cho đến khi bạn download phần mềm xong hoàn toàn! Nếu vẫn gặp khó khăn xin liên hệ với chúng tôi qua các liên hệ hỗ trợ, chưa một trường hợp nào liên hệ với chúng tôi mà không nhận được hỗ trợ hoặc không download và sử dụng được phần mềm, chúng tôi luôn ở bên bạn!


Nếu trình duyệt web Internet Explorer của bạn bị chặn, hãy chuyển sang download phần mềm với các trình duyệt sau:



-
Firefox Mozila:



- Opera:



Nếu trình duyệt của bạn chưa hiển thị được Flash, hãy bấm vào biểu tượng Flash đây để cài Flash Player cho trình duyệt của bạn:

Nếu gặp trục trặc trong quá trình download, hãy gửi mail tới địa chỉ: blog.moi.truong@gmail.com hoặc add nick YM: hotrodichvu247 để được hỗ trợ trực tuyến. Số đt hỗ trợ 0946599968



Các bài liên quan:



- Hướng dẫn chèn Flash vào Power point







Xin trân trọng cảm ơn và chúc bạn an toàn trên mọi nẻo đường!