* (HOT! Đã có phần mềm luyện thi trực tuyến lấy giấy phép lái xe 2009. Áp dụng từ 01/10/2009 (405 câu hỏi luật giao thông đường bộ mới)
Từ ngày 1.10.2009, học viên thi sát hạch lấy GPLX sẽ phải thi theo bộ câu hỏi mới 405 câu
Bộ câu hỏi thi lý thuyết đối với GPLX mô tô sẽ tăng thêm 20 câu, từ 100 câu lên 120. Thi GPLX mô tô hạng A1 vẫn giữ nguyên, người thi hạng A1 phải trả lời đúng đáp án 12/15 câu hỏi và hạng A2 phải trả lời đúng đáp án 14/15 câu hỏi.
Tại TP.HCM, hiện nhu cầu học và thi lấy bằng lái ô tô của người dân đang rất cao. Tuy nhiên để có thể thi lấy bằng, người học hiện phải chờ từ 10 tháng đến trên một năm kể từ ngày nộp hồ sơ.
Theo một cán bộ trường Dạy nghề tư thục Bách Khoa, hai loại bằng “hot” nhất và phải chờ đợi lâu nhất hiện nay là bằng B và C. Cụ thể là để có được tấm bằng B2 (cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg), người học phải chờ ít nhất 10 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đến ngày thi, chưa kể là nếu học viên thi rớt thì thời gian lấy bằng càng kéo dài. “Bây giờ dù sao cũng đỡ chứ nếu anh nộp hồ sơ hồi đầu năm là phải đợi tới 12 tháng đấy”, vị này nói. Còn đối với bằng C (cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các GPLX hạng B1, B2) thì thời gian càng kéo dài hơn. Tại trường dạy lái xe Bách Khoa, từ ngày nộp hồ sơ đến ngày thi người học phải chờ trên 12 tháng.
Ở nhiều trường dạy lái xe khác, tình hình cũng tương tự. Chỉ có các loại bằng D (lái xe từ 10-30 chỗ) và E (trên 30 chỗ) thì thời gian chờ có đỡ hơn do nhu cầu không nhiều, đồng thời do quy định người có bằng B trên 5 năm và trình độ lớp 9 trở lên mới được thi.
Vì sao người học thi bằng lái phải chờ lâu như thế? Đại diện các trường cho rằng do nhu cầu học thi bằng lái ô tô tăng quá cao trong khi năng lực của các trường đào tạo lại có hạn so với quy định của Bộ GTVT. Cụ thể, nếu trường có một chiếc xe (để dạy thực hành) thì chỉ được đào tạo 10 học viên trong một khóa học trên 3 tháng. Với trường có 30 xe thì con số đó là 300 học viên. Các trường không dám “xé rào”, phải đào tạo hết khóa này rồi mới được đào tạo khóa khác. Trong khi học viên thì liên tục đăng ký và nộp hồ sơ mà các trường thì không thể từ chối. Hậu quả là các trường dạy lái xe ở TP.HCM đang tồn hàng nghìn hồ sơ. Để cải thiện tình trạng này, các trường có thể mua thêm xe. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất là giáo viên dạy lái xe phải đạt yêu cầu có bằng tốt nghiệp THPT, 3-5 năm tuổi bằng, có chứng chỉ đào tạo sư phạm do trường đại học cấp, chứng chỉ dạy lái… Thời gian đào tạo một khóa giáo viên dạy lái ô tô mất ít nhất 7-8 tháng. “Trường nào cũng vậy, đây là tình hình chung”, hiệu phó một trường dạy lái xe tại một quận trung tâm TP.HCM phân trần.
Ông Lâm Thành Trung – Phó phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX (Sở GTVT TP.HCM) – cho biết để giải quyết phần nào nhu cầu học lái xe của người dân, TP đã thành lập thêm 4 trường đào tạo và cấp GPLX, gồm: Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Q.12, Trung tâm dạy nghề lái xe Trường An (H.Hóc Môn), Trung tâm dạy nghề tư thục Quý Đức (H.Bình Chánh), Trung tâm dạy nghề – đào tạo lái xe thuộc trường Đại học An ninh nhân dân (Q.Thủ Đức). Tuy nhiên, vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân do hồ sơ tồn trong thời gian dài.
Mục 3, điều 54 Luật GTĐB mới quy định: Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp GPLX hạng A1; GPLX hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có GPLX hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các GPLX hạng này khi kéo rơ-moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có GPLX hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ-moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ-moóc.Mục 5, điều 54 quy định GPLX có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ VN và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà VN ký cam kết công nhận GPLX của nhau. Điều 55 quy định: Người trên 21 tuổi được phép lái xe hạng B2 kéo rơ-moóc; Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ-moóc, sơ mi rơ-moóc (FC). Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ-moóc (FD)… |
nguồn Thanh Niên Online
http://blogviet.info/2009/06/bluehost-tung-bung-khuyen-mai-voi-gia-chi-3-95/
Phần mềm có nhiều chức năng như thi trắc nghiệm, xem biển báo, tài liệu tham khảo, thống kê, xem đáp án… Đặc biệt, phần thi trắc nghiệm có thể hỗ trợ tốt cho người dùng nắm vững và vượt qua phần thi lý thuyết bắt buộc khi lấy giấy phép lái xe các loại. Người dùng còn có thể tự kiểm tra những kiến thức về Luật Giao thông đường bộ của mình bằng cách chọn một đề thi ngẫu nhiên đã được xây dựng sẵn. Phần mềm còn thống kê những câu trả lời sai trong phần thi trắc nghiệm để giúp người dùng có thể tự rút kinh nghiệm. Người dùng cũng có thể xem lại ngay nội dung những câu hỏi và đáp án đúng của những câu mình đã trả lời sai ngay ở bên cạnh để tiết kiệm thời gian vừa dễ nhớ, nhớ lâu hơn.
Đây là chương trình trắc nghiệm online cho các thành viên của giao thông tuổi teen (các bạn chưa phải là thành viên có thể đăng ký miễn phí). Bộ để trắc nghiệm chuẩn của nhà Xuất bản Giao thông Vận tải dùng cho thi lấy bằng xe máy hạng A1. Bộ đề gồm 11 đề, mỗi đề 15 câu trong đó có:
- 7 câu hỏi về Luật giao thông đường bộ
- 5 câu hỏi về biển báo đường bộ
- 3 câu hỏi sa hình
Bạn cần hoàn thành phần thi trong 10 phút (trung bình 40 giây 1 câu) như thi thực tế. Điểm đạt với phần thi lấy bằng xe máy là 12/15 điểm.
Kết quả thi trắc nghiệm của người dùng được chúng tôi lưu trữ trên sever. Các bạn có thể xem kết quả trong mục “Kết quả thi trắc nghiệm”
Tham khảo :
- Kinh nghiệm ôn thi trắc nghiệm lấy bằng ô tô xe máy
- Tham khảo phương pháp
- Dự học và thi lấy bằng lái xe
- Về việc cấp lại giấy phép lái xe
- Muốn nâng hạng phải có thời gian và số km an toàn
Xây dựng trên Action Script và phát triển trên môi trường Flash Macromedia, phần mềm này truyền tải toàn bộ nội dung Luật Giao thông đường bộ với 300 câu hỏi cơ bản nhất trên giao diện web một cách trực quan sinh động.
http://www.thuthuatpc.info/xemchitiet.php?idDCM=149&idNT=2&idCD=97
No comments:
Post a Comment