domain, domain name, premium domain name for sales

Wednesday, April 3, 2013

Đầu tư khu công nghiệp: "Miếng ăn đã hết ngon"?

[Chính Chủ] Việc thu hút đầu tư khó khăn và chi phí vốn ngày càng tăng khiến các doanh nghiệp (DN) đầu tư hạ tầng khu công nghiệp chùn chân. Tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) bắt đầu sụt giảm mạnh kể từ năm 2009.

Đầu tư khu công nghiệp: Miếng ăn đã hết ngon
 
Hết "miếng ngon"
Kể từ năm 2009, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) bắt đầu sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Đáng kể nhất là những khu mới đi vào hoạt động gần đây.

Giới đầu tư chắc chắn không dễ dàng quên cơ hội "đánh bóng" tên tuổi "mười mươi" của KCN Đông Nam (Củ Chi) khi đón Tập đoàn First Solar (Mỹ) đến xây dựng nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời với tổng giá trị đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD vào năm 2011.

Chưa đầy một năm sau ngày khởi công, nhà đầu tư (NĐT) này đã "nói lời chia tay" và giao cho Cushman & Wakefield làm đại lý rao bán 113.000m2 nhà xưởng.

KCN Đông Nam là một trong số 5 KCN tại TP.HCM hiện có tỷ lệ lấp đầy chưa đến 30% diện tích, do Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam) làm chủ đầu tư.
 


Trường hợp của Công ty CP Đầu tư Long Hậu (LHC), phát triển KCN (KCN Long Hậu hiện hữu, mở rộng, tại Cần Guộc, Long An) vốn là điểm đến của các DN nhỏ và vừa nhưng cũng bị sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận.
Theo báo cáo của LHC, nếu lợi nhuận sau thuế (LNST) năm 2009 đạt 166 tỷ đồng thì trong hai năm tiếp theo, lợi nhuận đã giảm lần lượt còn 161 và 93 tỷ đồng.

Đồng thời, trong năm 2012, LHC cũng đặt chỉ tiêu về lợi nhuận khá "khiêm tốn" ở mức 74 tỷ đồng. Tuy nhiên, 9 tháng năm 2012, LNST của họ chỉ cán mức 15,1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước đạt hơn 45 tỷ đồng.

Để thu hút thêm đầu tư mới, LHC đã mở rộng kênh phân phối thông qua các đơn vị tiếp thị trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), tư vấn đầu tư... với mục tiêu "kéo" các DN đã thành công ở miền Bắc có ý định mở rộng đầu tư vào thị trường phía Nam. Trong khi, ở khối DN ngoại, LHC nhắm đến NĐT nhỏ và vừa Hàn Quốc, Nhật Bản di dời từ Trung Quốc.

Thật ra, không riêng gì Long Hậu, đa phần các KCN đều đối mặt với những khó khăn trong thu hút NĐT mới. Chẳng hạn như tỉnh Bình Dương, dù năm 2012, tổng vốn đăng ký của NĐT có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 253% (tương ứng 2,8 tỷ USD) so với 2011 nhưng chủ yếu tập trung vào các ngành nghề như: BĐS (dự án khu đô thị Tokyu chiếm đến 1,2 tỷ USD vốn đăng ký), thương mại..., không tập trung vào sản xuất công nghiệp như trước.


Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của 283 KCN đạt 10 tỷ USD; trong đó có 36 KCN do DN FDI làm chủ đầu tư với vốn đăng ký trên 2 tỷ USD.
Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng KCN thực hiện đến cuối tháng 9/2012 đạt 4,5 tỷ USD (chiếm 44% vốn đăng ký), riêng khối FDI giải ngân 1,2 tỷ USD.

Tính đến cuối tháng 9/2012, các KCN - KCX thu hút được 4.300 dự án FDI với vốn đăng ký 64,8 tỷ USD. Trong đó, vốn giải ngân đạt 32,7 tỷ USD.

Đầu tư, phát triển hạ tầng KCN là lĩnh vực đòi hỏi DN tham gia phải có "sức bền" về mặt tài chính để ứng phó với những giai đoạn khủng hoảng, bởi khi đó, KCN không chỉ khó trong thu hút đầu tư mới mà các khách hàng đã ký hợp đồng thuê đất có thể trì hoãn dự án hoặc chậm thanh toán tiền thuê đất.
Chỉ những DN có thâm niên trong lĩnh vực này, như trường hợp của KCN Việt Nam - Singapore (VSIP), Becamex IDC hay Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)..., họ sẽ có sự hậu thuẫn về xúc tiến đầu tư của các NĐT (đã là khách hàng đang hoạt động trong KCN) lẫn kinh nghiệm để tiếp thị hình ảnh KCN ở "xứ người"; đồng thời, họ có nguồn tài chính duy trì từ các KCN đã được lấp đầy trước đó.

Cũng chính vì không còn "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" nên không ít DN tham gia vào "sân chơi" đầu tư KCN, cụm công nghiệp đã không còn nuôi dưỡng "giấc mơ kiếm tiền dễ như trở bàn tay". Hiện nay, để đi vào hoạt động, các KCN phải hoàn chỉnh hạ tầng (đường, điện, nước...) và quan trọng là phải có nhà máy xử lý nước thải.

Theo ông Võ Sơn Điền, Giám đốc Marketing Becamex IDC, với những đòi hỏi này, chỉ DN có đủ năng lực mới dám bắt tay vào đầu tư; DN phải bỏ vốn đầu tư ở giai đoạn đầu khá lớn. Trong khi đó, để đạt được tỷ lệ lấp đầy từ 50% trở lên, tối thiểu, một KCN cũng cần khoảng thời gian từ 7 - 8 năm.

Nhìn lại "bản đồ” KCN
Trước những khó khăn của thị trường, đã có DN đầu tư hạ tầng KCN phải "bỏ của chạy lấy người". Cụ thể, năm 2012, tỉnh Long An đã rút giấy phép đầu tư của 3 cụm công nghiệp. Đồng thời, Công ty CP Tập đoàn Dầu khí An Pha đã có văn bản xin rút khỏi dự án đầu tư KCN 90ha ở xã Long Phụng, huyện Cần Giuộc.

Ngoài ra, cũng trong năm 2012, sau khi rà soát về tính khả thi của các KCN (đến năm 2020) trong thu hút đầu tư lẫn tiềm lực tài chính của chủ đầu tư, UBND tỉnh Long An đã tiến hành điều chỉnh quy mô và tạm dừng một số dự án KCN như: Đức Hòa 3, KCN Đại Lộc..., riêng KCN Phú Long đã "xóa sổ” 292ha.

Nói về thực trạng phát triển các KCN, Tiến sĩ Trần Đình Thiên phân tích, hiện Việt Nam có trên 200 KCN, trung bình cứ mỗi tháng là có một KCN mới, kinh tế Việt Nam đang... nuôi KCN chứ không phải công nghiệp nuôi lại ta, bởi đa số KCN ngày nay chỉ có "tiếng" chứ chưa có "miếng".

Theo ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế Bộ Kế hoạch Đầu tư, các KCN nên phát huy tính liên kết ngành để tăng tính cạnh tranh.

Điều này có thể nhìn thấy qua hoạt động của các KCN hiện hữu, Việt Nam là quốc gia nằm trong top 5 về xuất khẩu dệt may trên thế giới nhưng cả nước không có KCN nào chuyên sản xuất các mặt hàng phụ trợ cho dệt may.

Riêng ở khu vực phía Nam, tỉnh nào cũng mong muốn có KCN thu hút các lĩnh vực công nghệ cao. Đó là chưa nói đến tốc độ phát triển hạ tầng kết nối lại chậm hơn sự sinh sôi của KCN.

No comments:

Post a Comment